Trong chiến lược tăng trưởng kinh tế được thông qua tháng 6/2010, Chính phủ Nhật Bản coi du lịch là một động lực tăng trưởng của nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, thảm họa động đất và sóng thần vừa qua đã gây chấn động mạnh tới ngành du lịch Nhật Bản và ảnh hưởng lớn tới tham vọng thu hút 30 triệu lượt khách quốc tế/năm của nước này.
Mục tiêu lớn…
Năm 2003, Chính phủ và khu vực tư nhân ở Nhật Bản đã bắt tay với nhau để thực hiện chương trình “Visit Japan Campaign” nhằm thực hiện mục tiêu “thu hút 10 triệu lượt khách quốc tế tới nước này vào năm 2010” mà Thủ tướng Nhật Bản lúc đó Junichiro Koizumi đã đưa ra trong bài phát biểu chính sách vào tháng 1/2003.
Trong khuôn khổ chương trình này, Nhật Bản đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến hướng tới 12 thị trường lớn gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hong Kong, Thái Lan, Singapore, Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp và Australia. Kể từ năm 2007, ngành du lịch nước này đã mở rộng các hoạt động quảng bá sang ba thị trường mới nổi gồm Ấn Độ, Nga và Malaysia.
Nhờ vậy, chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi khởi động chương trình này, số lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản đã tăng thêm 3,14 triệu người (từ 5,21 triệu năm 2003 lên 8,35 triệu vào năm 2007), xấp xỉ mức tăng trong giai đoạn 1986-2003. Năm ngoái, Nhật Bản đã thu hút hơn 8,6 triệu lượt khách quốc tế.
Ông Yoshiaki Hompo, cựu Giám đốc Cơ quan Du lịch Nhật Bản (JTA), lý giải sự tăng trưởng mạnh mẽ này một phần là nhờ Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới việc thu hút du khách nước ngoài và đầu tư lớn cho chương trình này. Trước năm 2003, ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến du lịch chỉ vào khoảng 500 triệu yen nhưng vào năm 2009, Chính phủ đã tăng ngân sách này lên 3,3 tỷ yen.
Một nguyên nhân khác là “thương hiệu Nhật Bản” đã được biết đến nhiều ở trên thế giới nhờ các tập đoàn lớn như Toyota và Sony đang mở rộng hoạt động kinh doanh ở nhiều nước và nhờ văn hóa và thời trang của Nhật Bản đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Điều này đã giúp tăng hiệu quả vốn đầu tư của Chính phủ cho các hoạt động xúc tiến du lịch.
Mặc dù vậy, theo thống kê của JNTO, năm 2009, Nhật Bản chỉ đứng ở vị trí 33 trên thế giới và thứ 8 ở châu Á về mặt thu hút khách du lịch nước ngoài. Tổng chi tiêu của các du khách nước ngoài ở nước này chỉ đạt 1.200 tỷ yen, chỉ bằng 6,1% so với tổng chi tiêu của các du khách Nhật ở trong nước và xấp xỉ bằng số tiền các du khách Nhật chi tiêu ở nước ngoài. Bên cạnh đó, tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP ở Nhật Bản chỉ là 1,9% (năm 2007), trong khi ngành này chiếm tới 2,8% trong tổng lực lượng lao động.
Chính vì vậy, Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa muốn dừng lại ở đây. Trong chiến lược tăng trưởng kinh tế năm 2010, Chính phủ coi du lịch là một trong những lĩnh vực ưu tiên và phát triển du lịch được coi là một trong các biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế, cải thiện cuộc sống của người dân và tăng cường “quyền lực mềm” của nước này.
Nhật Bản đặt mục tiêu thu hút 15 triệu lượt khách quốc tế/năm vào năm 2013, 25 triệu lượt khách vào năm 2020 và 30 triệu khách trong tương lai.
…đang bị lung lay
Thảm họa kép ngày 11/3 và nhất là các sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Fukushima đã gây ra “cơn địa chấn” trong ngành du lịch Nhật Bản. Các vụ rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân này đã buộc một số nước trên thế giới như Mỹ và Nga đưa ra khuyến cáo công dân không nên tới Nhật Bản nếu không thật cần thiết.
Thảm họa này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành du lịch Nhật Bản và các ngành liên quan khác. Các ảnh hưởng này có thể thấy trên khắp đất nước Nhật Bản, từ đảo Hokkaido ở phía Bắc tới Okinawa ở phía Nam, cho dù thảm họa động đất và sóng thần vừa qua chủ yếu tàn phá khu vực Đông Bắc. Theo điều tra của nhật báo Yomiuri, trong hơn 1 tháng kể từ sau ngày 11/3, có ít nhất 80.000 du khách nước ngoài đã hủy các chuyến bay tới Nhật Bản. Một số hãng hàng không nước ngoài cũng hủy luôn các chuyến bay tới “đất nước Mặt Trời mọc.”
Theo ước tính của JNTO, số lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản trong tháng 3/2011 chỉ đạt 352.800 người, giảm 50,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tỷ lệ giảm mạnh nhất kể từ khi JNTO bắt đầu thống kê số lượng du khách nước ngoài tới nước này vào năm 1/1961 và là lần đầu tiên giảm kể từ tháng 10/2009. Trong tháng 3, số lượng du khách bình quân tới Nhật Bản là 19.600 người/ngày trước trận động đất ngày 11/3 nhưng đã giảm còn 6.900 người sau thảm họa này.
Trong số 15 quốc gia và vùng lãnh thổ mà chương trình “Visit Japan Campaign” hướng tới, số lượng du khách Đức giảm mạnh nhất (64,6%). Số lượng du khách từ Trung Quốc, một thị trường ngày càng quan trọng của ngành du lịch Nhật Bản, cũng giảm tới 49,3%.
Do số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản giảm nên ngành dịch vụ khách sạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo điều tra của nhật báo Nikkei, tỷ lệ sử dụng phòng bình quân của các khách sạn ở thủ đô Tokyo đã giảm còn 49,8% trong tháng 3, mức thấp nhất kể từ năm 1991. Tỷ lệ này của 15 khách sạn ở tỉnh Osaka, một địa phương hầu như không bị ảnh hưởng bởi động đất và các sự cố rò rỉ phóng xạ, cũng giảm từ 80,8% trong năm ngoái xuống còn 75,4%.
Để hạn chế ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần cũng như sự cố rò rỉ phóng xạ tới ngành du lịch, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan khẳng định “việc kiểm soát tình hình tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I trong thời gian sớm nhất là ưu tiên hàng đầu”. Ông cũng cam kết điều tra nguyên nhân gây ra sự cố hạt nhân trên một cách nhanh chóng và thấu đáo, và chia sẻ thông tin cũng như các bài học từ sự cố này với cộng đồng thế giới nhằm giúp ngăn ngừa các sự cố tương tự tái diễn trong tương lai.
Hiện nay, JNTO và các cơ quan chức năng Nhật Bản đang nỗ lực truyền tải thông tin chính xác và kịp thời tới cộng đồng quốc tế qua nhiều kênh khác nhau, nhất là các thông tin về tình hình tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I, các biện pháp của Chính phủ và TEPCO để khắc phục sự cố tại nhà máy này và tình hình tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần.
Các cơ quan này cũng có kế hoạch mời các phương tiện thông tin đại chúng và các hãng lữ hành nước ngoài tới Nhật Bản để quảng bá hình ảnh nước này và thu hút các du khách nước ngoài.
Với các quyết liệt trên của Chính phủ Nhật Bản, các cường quốc hạt nhân Mỹ và Nga đều đã dỡ bỏ các cảnh báo không nên tới Nhật Bản, trong khi đại sứ quán của nhiều nước đã mở cửa trở lại ở thủ đô Tokyo sau một thời gian tạm ngừng hoạt động do động đất và rò rỉ phóng xạ. Trong thông báo phát đi hồi đầu tháng 4, Đại sứ quán Pháp tại Tokyo khẳng định việc đi tới và sống ở thủ đô Tokyo không nguy hiểm tới sức khỏe của con người.
Mặc dù vậy, JNTO dự báo nếu sự cố hạt nhân tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I vẫn tiếp tục kéo dài, các du khách nước ngoài có thể tiếp tục tránh không tới Nhật Bản.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ phải hạ thấp mục tiêu thu hút hơn 11 triệu du khách nước ngoài trong năm 2011. Quốc vụ khanh phụ trách du lịch Nhật Bản cho rằng “số lượng du khách tới Nhật Bản sẽ khó vượt qua con số 10 triệu người” trong năm nay./.
Tuy nhiên, thảm họa động đất và sóng thần vừa qua đã gây chấn động mạnh tới ngành du lịch Nhật Bản và ảnh hưởng lớn tới tham vọng thu hút 30 triệu lượt khách quốc tế/năm của nước này.
Mục tiêu lớn…
Năm 2003, Chính phủ và khu vực tư nhân ở Nhật Bản đã bắt tay với nhau để thực hiện chương trình “Visit Japan Campaign” nhằm thực hiện mục tiêu “thu hút 10 triệu lượt khách quốc tế tới nước này vào năm 2010” mà Thủ tướng Nhật Bản lúc đó Junichiro Koizumi đã đưa ra trong bài phát biểu chính sách vào tháng 1/2003.
Trong khuôn khổ chương trình này, Nhật Bản đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến hướng tới 12 thị trường lớn gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hong Kong, Thái Lan, Singapore, Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp và Australia. Kể từ năm 2007, ngành du lịch nước này đã mở rộng các hoạt động quảng bá sang ba thị trường mới nổi gồm Ấn Độ, Nga và Malaysia.
Nhờ vậy, chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi khởi động chương trình này, số lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản đã tăng thêm 3,14 triệu người (từ 5,21 triệu năm 2003 lên 8,35 triệu vào năm 2007), xấp xỉ mức tăng trong giai đoạn 1986-2003. Năm ngoái, Nhật Bản đã thu hút hơn 8,6 triệu lượt khách quốc tế.
Ông Yoshiaki Hompo, cựu Giám đốc Cơ quan Du lịch Nhật Bản (JTA), lý giải sự tăng trưởng mạnh mẽ này một phần là nhờ Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới việc thu hút du khách nước ngoài và đầu tư lớn cho chương trình này. Trước năm 2003, ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến du lịch chỉ vào khoảng 500 triệu yen nhưng vào năm 2009, Chính phủ đã tăng ngân sách này lên 3,3 tỷ yen.
Một nguyên nhân khác là “thương hiệu Nhật Bản” đã được biết đến nhiều ở trên thế giới nhờ các tập đoàn lớn như Toyota và Sony đang mở rộng hoạt động kinh doanh ở nhiều nước và nhờ văn hóa và thời trang của Nhật Bản đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Điều này đã giúp tăng hiệu quả vốn đầu tư của Chính phủ cho các hoạt động xúc tiến du lịch.
Mặc dù vậy, theo thống kê của JNTO, năm 2009, Nhật Bản chỉ đứng ở vị trí 33 trên thế giới và thứ 8 ở châu Á về mặt thu hút khách du lịch nước ngoài. Tổng chi tiêu của các du khách nước ngoài ở nước này chỉ đạt 1.200 tỷ yen, chỉ bằng 6,1% so với tổng chi tiêu của các du khách Nhật ở trong nước và xấp xỉ bằng số tiền các du khách Nhật chi tiêu ở nước ngoài. Bên cạnh đó, tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP ở Nhật Bản chỉ là 1,9% (năm 2007), trong khi ngành này chiếm tới 2,8% trong tổng lực lượng lao động.
Chính vì vậy, Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa muốn dừng lại ở đây. Trong chiến lược tăng trưởng kinh tế năm 2010, Chính phủ coi du lịch là một trong những lĩnh vực ưu tiên và phát triển du lịch được coi là một trong các biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế, cải thiện cuộc sống của người dân và tăng cường “quyền lực mềm” của nước này.
Nhật Bản đặt mục tiêu thu hút 15 triệu lượt khách quốc tế/năm vào năm 2013, 25 triệu lượt khách vào năm 2020 và 30 triệu khách trong tương lai.
…đang bị lung lay
Thảm họa kép ngày 11/3 và nhất là các sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Fukushima đã gây ra “cơn địa chấn” trong ngành du lịch Nhật Bản. Các vụ rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân này đã buộc một số nước trên thế giới như Mỹ và Nga đưa ra khuyến cáo công dân không nên tới Nhật Bản nếu không thật cần thiết.
Thảm họa này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành du lịch Nhật Bản và các ngành liên quan khác. Các ảnh hưởng này có thể thấy trên khắp đất nước Nhật Bản, từ đảo Hokkaido ở phía Bắc tới Okinawa ở phía Nam, cho dù thảm họa động đất và sóng thần vừa qua chủ yếu tàn phá khu vực Đông Bắc. Theo điều tra của nhật báo Yomiuri, trong hơn 1 tháng kể từ sau ngày 11/3, có ít nhất 80.000 du khách nước ngoài đã hủy các chuyến bay tới Nhật Bản. Một số hãng hàng không nước ngoài cũng hủy luôn các chuyến bay tới “đất nước Mặt Trời mọc.”
Theo ước tính của JNTO, số lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản trong tháng 3/2011 chỉ đạt 352.800 người, giảm 50,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tỷ lệ giảm mạnh nhất kể từ khi JNTO bắt đầu thống kê số lượng du khách nước ngoài tới nước này vào năm 1/1961 và là lần đầu tiên giảm kể từ tháng 10/2009. Trong tháng 3, số lượng du khách bình quân tới Nhật Bản là 19.600 người/ngày trước trận động đất ngày 11/3 nhưng đã giảm còn 6.900 người sau thảm họa này.
Trong số 15 quốc gia và vùng lãnh thổ mà chương trình “Visit Japan Campaign” hướng tới, số lượng du khách Đức giảm mạnh nhất (64,6%). Số lượng du khách từ Trung Quốc, một thị trường ngày càng quan trọng của ngành du lịch Nhật Bản, cũng giảm tới 49,3%.
Do số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản giảm nên ngành dịch vụ khách sạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo điều tra của nhật báo Nikkei, tỷ lệ sử dụng phòng bình quân của các khách sạn ở thủ đô Tokyo đã giảm còn 49,8% trong tháng 3, mức thấp nhất kể từ năm 1991. Tỷ lệ này của 15 khách sạn ở tỉnh Osaka, một địa phương hầu như không bị ảnh hưởng bởi động đất và các sự cố rò rỉ phóng xạ, cũng giảm từ 80,8% trong năm ngoái xuống còn 75,4%.
Để hạn chế ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần cũng như sự cố rò rỉ phóng xạ tới ngành du lịch, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan khẳng định “việc kiểm soát tình hình tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I trong thời gian sớm nhất là ưu tiên hàng đầu”. Ông cũng cam kết điều tra nguyên nhân gây ra sự cố hạt nhân trên một cách nhanh chóng và thấu đáo, và chia sẻ thông tin cũng như các bài học từ sự cố này với cộng đồng thế giới nhằm giúp ngăn ngừa các sự cố tương tự tái diễn trong tương lai.
Hiện nay, JNTO và các cơ quan chức năng Nhật Bản đang nỗ lực truyền tải thông tin chính xác và kịp thời tới cộng đồng quốc tế qua nhiều kênh khác nhau, nhất là các thông tin về tình hình tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I, các biện pháp của Chính phủ và TEPCO để khắc phục sự cố tại nhà máy này và tình hình tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần.
Các cơ quan này cũng có kế hoạch mời các phương tiện thông tin đại chúng và các hãng lữ hành nước ngoài tới Nhật Bản để quảng bá hình ảnh nước này và thu hút các du khách nước ngoài.
Với các quyết liệt trên của Chính phủ Nhật Bản, các cường quốc hạt nhân Mỹ và Nga đều đã dỡ bỏ các cảnh báo không nên tới Nhật Bản, trong khi đại sứ quán của nhiều nước đã mở cửa trở lại ở thủ đô Tokyo sau một thời gian tạm ngừng hoạt động do động đất và rò rỉ phóng xạ. Trong thông báo phát đi hồi đầu tháng 4, Đại sứ quán Pháp tại Tokyo khẳng định việc đi tới và sống ở thủ đô Tokyo không nguy hiểm tới sức khỏe của con người.
Mặc dù vậy, JNTO dự báo nếu sự cố hạt nhân tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I vẫn tiếp tục kéo dài, các du khách nước ngoài có thể tiếp tục tránh không tới Nhật Bản.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ phải hạ thấp mục tiêu thu hút hơn 11 triệu du khách nước ngoài trong năm 2011. Quốc vụ khanh phụ trách du lịch Nhật Bản cho rằng “số lượng du khách tới Nhật Bản sẽ khó vượt qua con số 10 triệu người” trong năm nay./.
Thanh Tùng (Vietnam+)