Trong phiên giao dịch ngày 19/6 tại thị trường châu Á, euro tiếp tục lên giá so với đồng USD và đồng yen Nhật Bản, song đà tăng của đồng tiền chung này lại bị hạn chế sau khi lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha "vọt" lên mức cao kỷ lục, còn niềm hứng khởi về kết quả tích cực của cuộc bầu cử ngày 17/6 tại Hy Lạp đã phần nào nguội lạnh.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,2603 USD đổi 1 euro, tăng so với mức tương ứng 1,2571 USD/euro trong phiên giao dịch hôm trước (18/6) tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng duy trì xu hướng đi lên so với đồng nội tệ Nhật Bản, tăng từ mức 99,45 yen/euro lên 99,54 yen/euro.
Trong khi đó, "đồng bạc xanh" lại trượt giá so với đồng yen khi giảm từ mức 79,11 yen đổi 1 USD, xuống còn 78,97 yen/USD.
Cuộc bầu cử lần hai tại Hy Lạp vừa kết thúc cuối tuần trước với thắng lợi nghiêng về Đảng Dân chủ mới, vốn ủng hộ gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giúp đồng euro bật tăng lên trên ngưỡng 1,27 USD/euro và 100 yen/euro, bởi kết quả này đã giúp củng cố niềm tin rằng Athens sẽ tiếp tục ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tuy nhiên, tâm lý lạc quan không duy trì được lâu, do lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm đã lập kỷ lục mới 7%, làm dấy lên lo ngại về triển vọng kinh tế của liên minh tiền tệ này.
Bên cạnh đó, giới đầu tư hiện cũng đang dồn sự chú ý và Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) đang diễn ra tại Los Cabos (Mexico), với hy vọng rằng thông qua hội nghị lần này, các nước G-20 sẽ nhất trí góp sức xây dựng bức tường lửa tài chính nhằm giúp nền kinh tế thế giới thoát khỏi nguy cơ rơi trở lại vào suy thoái, với mục tiêu cụ thể là ngăn chặn cơn bão nợ đang hoành hành tại Eurozone.
IMF cho biết các thành viên G-20 đã cam kết sẽ đóng góp 456 tỷ USD cho quỹ cứu trợ tài chính khẩn cấp của thể chế tài chính này. Trong khi đó, cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng được nhiều người mong đợi là sẽ giúp tạo ra các biện pháp kích thích kinh tế cho quốc gia này.
Đóng cửa phiên giao dịch 19/6 này, đồng USD biến động không đồng nhất so với các đồng tiền chủ chốt của châu Á.
“Đồng bạc xanh” giảm nhẹ so với đồng won của Hàn Quốc, rupiah của Indonesia và baht của Thái Lan, song lại tăng giá so với đồng Đài tệ của Đài Loan và SGD của Singapore và peso của Philippines./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,2603 USD đổi 1 euro, tăng so với mức tương ứng 1,2571 USD/euro trong phiên giao dịch hôm trước (18/6) tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng duy trì xu hướng đi lên so với đồng nội tệ Nhật Bản, tăng từ mức 99,45 yen/euro lên 99,54 yen/euro.
Trong khi đó, "đồng bạc xanh" lại trượt giá so với đồng yen khi giảm từ mức 79,11 yen đổi 1 USD, xuống còn 78,97 yen/USD.
Cuộc bầu cử lần hai tại Hy Lạp vừa kết thúc cuối tuần trước với thắng lợi nghiêng về Đảng Dân chủ mới, vốn ủng hộ gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giúp đồng euro bật tăng lên trên ngưỡng 1,27 USD/euro và 100 yen/euro, bởi kết quả này đã giúp củng cố niềm tin rằng Athens sẽ tiếp tục ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tuy nhiên, tâm lý lạc quan không duy trì được lâu, do lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm đã lập kỷ lục mới 7%, làm dấy lên lo ngại về triển vọng kinh tế của liên minh tiền tệ này.
Bên cạnh đó, giới đầu tư hiện cũng đang dồn sự chú ý và Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) đang diễn ra tại Los Cabos (Mexico), với hy vọng rằng thông qua hội nghị lần này, các nước G-20 sẽ nhất trí góp sức xây dựng bức tường lửa tài chính nhằm giúp nền kinh tế thế giới thoát khỏi nguy cơ rơi trở lại vào suy thoái, với mục tiêu cụ thể là ngăn chặn cơn bão nợ đang hoành hành tại Eurozone.
IMF cho biết các thành viên G-20 đã cam kết sẽ đóng góp 456 tỷ USD cho quỹ cứu trợ tài chính khẩn cấp của thể chế tài chính này. Trong khi đó, cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng được nhiều người mong đợi là sẽ giúp tạo ra các biện pháp kích thích kinh tế cho quốc gia này.
Đóng cửa phiên giao dịch 19/6 này, đồng USD biến động không đồng nhất so với các đồng tiền chủ chốt của châu Á.
“Đồng bạc xanh” giảm nhẹ so với đồng won của Hàn Quốc, rupiah của Indonesia và baht của Thái Lan, song lại tăng giá so với đồng Đài tệ của Đài Loan và SGD của Singapore và peso của Philippines./.
Minh Trang (TTXVN)