Ngày 16/8, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực giai đoạn từ nay đến năm 2015.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ chi hơn 250 tỷ đồng để triển khai bốn chương trình gồm đào tạo lao động kỹ thuật; đào tạo sau đại học; đào tạo năng khiếu và đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị.
Trong chương trình đào tạo lao động kỹ thuật, Đồng Nai tập trung đào tạo học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông; học sinh, sinh viên đang học tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề... Với lao động nông thôn, tỉnh ưu tiên đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Mục tiêu của Đồng Nai đến năm 2015 là 50% số lao động trong tỉnh sẽ được đào tạo nghề.
Chương trình đào tạo sau đại học, tỉnh chú trọng đào tạo các ngành như y học, khoa học về yêu cầu ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, khoa học về chế biến nông sản thực phẩm.
Theo chỉ tiêu, sẽ có hơn 600 thạc sĩ, 23 tiến sĩ được đào tạo trong nước; 20 thạc sĩ, 5 tiến sĩ được đào tạo tại nước ngoài; hơn 250 bác sĩ chuyên khoa 1 và 2.
Về đào tạo năng khiếu, Đồng Nai dành sự quan tâm cho các ngành như thiết kế robot, bồi dưỡng tin học, năng khiếu ngoại ngữ.
Đặc biệt, việc đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị được tỉnh ưu tiên với nguồn kinh phí hơn 133 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, tại Đồng Nai, lực lượng cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện là hơn 4.500 người; công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp gần 42.000 người. Lực lượng này, theo đánh giá của Sở Nội vụ Đồng Nai, còn nhiều hạn chế do chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, năng suất công việc và hiệu quả công tác thấp, còn tình trạng làm trái với ngành nghề được đào tạo. Bên cạnh đó, tỉnh đang rất thiếu đội ngũ y bác sĩ, viên chức ngành giáo dục có trình độ cao.
Với cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, Đồng Nai phấn đấu 100% đạt chuẩn chuyên môn theo vị trí công việc; tất cả đều đạt tiêu chuẩn về tin học, ngoại ngữ của ngạch theo quy định.
Đội ngũ viên chức, đến năm 2015, ngành giáo dục tỉnh sẽ có 500 thạc sĩ, 10 tiến sĩ; con số này ở ngành y tế là 500 thạc sĩ chuyên khoa 1 và 10 tiến sĩ./.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ chi hơn 250 tỷ đồng để triển khai bốn chương trình gồm đào tạo lao động kỹ thuật; đào tạo sau đại học; đào tạo năng khiếu và đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị.
Trong chương trình đào tạo lao động kỹ thuật, Đồng Nai tập trung đào tạo học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông; học sinh, sinh viên đang học tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề... Với lao động nông thôn, tỉnh ưu tiên đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Mục tiêu của Đồng Nai đến năm 2015 là 50% số lao động trong tỉnh sẽ được đào tạo nghề.
Chương trình đào tạo sau đại học, tỉnh chú trọng đào tạo các ngành như y học, khoa học về yêu cầu ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, khoa học về chế biến nông sản thực phẩm.
Theo chỉ tiêu, sẽ có hơn 600 thạc sĩ, 23 tiến sĩ được đào tạo trong nước; 20 thạc sĩ, 5 tiến sĩ được đào tạo tại nước ngoài; hơn 250 bác sĩ chuyên khoa 1 và 2.
Về đào tạo năng khiếu, Đồng Nai dành sự quan tâm cho các ngành như thiết kế robot, bồi dưỡng tin học, năng khiếu ngoại ngữ.
Đặc biệt, việc đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị được tỉnh ưu tiên với nguồn kinh phí hơn 133 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, tại Đồng Nai, lực lượng cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện là hơn 4.500 người; công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp gần 42.000 người. Lực lượng này, theo đánh giá của Sở Nội vụ Đồng Nai, còn nhiều hạn chế do chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, năng suất công việc và hiệu quả công tác thấp, còn tình trạng làm trái với ngành nghề được đào tạo. Bên cạnh đó, tỉnh đang rất thiếu đội ngũ y bác sĩ, viên chức ngành giáo dục có trình độ cao.
Với cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, Đồng Nai phấn đấu 100% đạt chuẩn chuyên môn theo vị trí công việc; tất cả đều đạt tiêu chuẩn về tin học, ngoại ngữ của ngạch theo quy định.
Đội ngũ viên chức, đến năm 2015, ngành giáo dục tỉnh sẽ có 500 thạc sĩ, 10 tiến sĩ; con số này ở ngành y tế là 500 thạc sĩ chuyên khoa 1 và 10 tiến sĩ./.
Công Phong (Vietnam+)