Tại tỉnh Đồng Tháp, trong 2 ngày qua nước lũ dâng cao cộng với ảnh hưởng của cơn bão số 4 và triều cường đã gây tác động lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.
Nội ô thành phố Cao Lãnh ở một số nơi bị ngập cục bộ, nhiều vườn cây ăn trái, nhà cửa, ao hầm ngập nhẹ. Nước lũ đã gây sạt lở khá nghiêm trọng ở các khu vực vùng ven, vùng cù lao của thành phố Cao Lãnh như ở các xã Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Hòa An và phường 1. Riêng tại xã Tân Thuận Đông (bên bờ sông Tiền), nước lũ làm sạt lở khoảng 1km bờ sông, ăn sâu vào đất liền 30 m, khiến cho 20 hộ dân phải di dời khẩn cấp.
Ngoài ra, nước lũ cũng đã gây ngập một số tuyến đường nông thôn, sạt lở mố cầu, ảnh hưởng đến nhiều diện tích hoa màu nhỏ lẻ của người dân. Riêng trong nội ô thành phố Cao Lãnh, nước lũ dâng cao đã làm cho khu vực sân của 3 trường thuộc địa bàn phường 1 bị ngập, ảnh hưởng đến việc học tập và đi lại của hàng ngàn học sinh.
Tối 28/9, nước lũ cũng đã cắt đứt con đường huyết mạch vào Khu du lịch Gáo Giồng dài 6 km từ xã Tân Nghĩa đi xã Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh). Lũ đã chia cắt đoạn đường dài 15 mét, bề mặt đường và hành lang hơn 6 mét, cao hơn mặt ruộng 3 mét. Đoạn đường bị lũ cắt đứt là đường giao thông liên xã và cũng là đê bao bảo vệ khu dân cư, cùng diện tích lúa vừa thu hoạch.
Chị Võ Thị Cẩm Hà, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Nghĩa kiêm Trưởng ban phòng chống lụt bão xã cho biết: Phần giữa con đường đa số là cát, hai bên là đất, khi nước lũ dâng lên, nước ngấm dần vào và khoét sâu vào làm cho đoạn đường bị vỡ bất ngờ. Mặc dù địa phương đã huy động hàng trăm người thuộc lực lượng công an, xã đội, dân quân, nhân dân địa phương đến ngay hiện trường ứng cứu nhưng đến 13h30' ngày 29/9 vẫn chưa hàn gắn được đoạn đường này.
Địa phương quyết tâm ngăn chặn dòng lũ tràn vào và cố gắng hàn xong đoạn đứt trong buổi chiều. Xã Tân Nghĩa và huyện Cao Lãnh đã kịp thời huy động 3-4 chiếc chẹt (phương tiện thủy), đưa rước nhân dân trong vùng qua đoạn đường này, đồng thời tạm thời cấm các xe 4 bánh lưu thông vào khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.
Trước đó, mặc dù đã huy động toàn lực ngày đêm gia cố các đoạn đê xung yếu nhưng sau cơn mưa lớn kéo dài vào tối hôm trước, đến rạng sáng 28/9, một đoạn đê dài hơn 30m thuộc đê bao bảo vệ lúa vụ ba tại bờ bắc kênh Cả Mũi (xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng) bất ngờ bị vỡ, 520 ha lúa đang vào giai đoạn đòng trổ bị chìm trong nước. Ngay khi vỡ đê, chính quyền địa phương đã huy động tối đa các lực lượng, đưa phương tiện vào ứng cứu nhưng không ngăn được dòng nước lũ. Ước thiệt hại sơ bộ lên đến 5 tỉ đồng.
Sau khi đê vỡ, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Tân Hồng chỉ đạo địa phương huy động nhân lực và cơ giới sang gia cố 5 tuyến đê xung yếu còn lại để bảo vệ hơn 3.500 ha lúa vụ 3 ở đây cũng đang bị lũ đe dọa nghiêm trọng. Tại đoạn đê ở Cả Mũi bị vỡ, hàng trăm người dân cùng các lực lượng xung kích vẫn đang tích cực gia cố đê bao và hỗ trợ nông dân di dời nhà cửa đến nơi an toàn.
Để góp phần giúp địa phương chống lũ, Công ty Domesco đã hỗ trợ hơn 300 thùng nước uống; Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tân Hồng cùng các ban, ngành, đoàn thể vận động được hàng chục ngàn bao ni long chứa đất... Hiện tuyến đê bao bảo vệ cánh đồng 300 ha ở ấp Gò Bói, xã Tân Hộ Cơ cũng bị rạn nứt ở giữa mặt đê khoảng 100 m đang được các lực lượng tập trung gia cố bảo vệ.
Toàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 7.000ha lúa vụ 3 đang bị lũ đe dọa và có nguy cơ bị nhấn chìm. Tỉnh đã điều trên 1.000 người thuộc các lực lượng bộ đội, công an, biên phòng đến các điểm xung yếu ở các huyện đầu nguồn để hỗ trợ địa phương gia cố bờ bao cống đập, bơm tiêu úng, tuần tra canh gác xử lý các tình huống khẩn cấp bảo vệ sản xuất nông nghiệp, di dời dân, khắc phục hư hỏng các công trình giao thông./.
Nội ô thành phố Cao Lãnh ở một số nơi bị ngập cục bộ, nhiều vườn cây ăn trái, nhà cửa, ao hầm ngập nhẹ. Nước lũ đã gây sạt lở khá nghiêm trọng ở các khu vực vùng ven, vùng cù lao của thành phố Cao Lãnh như ở các xã Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Hòa An và phường 1. Riêng tại xã Tân Thuận Đông (bên bờ sông Tiền), nước lũ làm sạt lở khoảng 1km bờ sông, ăn sâu vào đất liền 30 m, khiến cho 20 hộ dân phải di dời khẩn cấp.
Ngoài ra, nước lũ cũng đã gây ngập một số tuyến đường nông thôn, sạt lở mố cầu, ảnh hưởng đến nhiều diện tích hoa màu nhỏ lẻ của người dân. Riêng trong nội ô thành phố Cao Lãnh, nước lũ dâng cao đã làm cho khu vực sân của 3 trường thuộc địa bàn phường 1 bị ngập, ảnh hưởng đến việc học tập và đi lại của hàng ngàn học sinh.
Tối 28/9, nước lũ cũng đã cắt đứt con đường huyết mạch vào Khu du lịch Gáo Giồng dài 6 km từ xã Tân Nghĩa đi xã Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh). Lũ đã chia cắt đoạn đường dài 15 mét, bề mặt đường và hành lang hơn 6 mét, cao hơn mặt ruộng 3 mét. Đoạn đường bị lũ cắt đứt là đường giao thông liên xã và cũng là đê bao bảo vệ khu dân cư, cùng diện tích lúa vừa thu hoạch.
Chị Võ Thị Cẩm Hà, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Nghĩa kiêm Trưởng ban phòng chống lụt bão xã cho biết: Phần giữa con đường đa số là cát, hai bên là đất, khi nước lũ dâng lên, nước ngấm dần vào và khoét sâu vào làm cho đoạn đường bị vỡ bất ngờ. Mặc dù địa phương đã huy động hàng trăm người thuộc lực lượng công an, xã đội, dân quân, nhân dân địa phương đến ngay hiện trường ứng cứu nhưng đến 13h30' ngày 29/9 vẫn chưa hàn gắn được đoạn đường này.
Địa phương quyết tâm ngăn chặn dòng lũ tràn vào và cố gắng hàn xong đoạn đứt trong buổi chiều. Xã Tân Nghĩa và huyện Cao Lãnh đã kịp thời huy động 3-4 chiếc chẹt (phương tiện thủy), đưa rước nhân dân trong vùng qua đoạn đường này, đồng thời tạm thời cấm các xe 4 bánh lưu thông vào khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.
Trước đó, mặc dù đã huy động toàn lực ngày đêm gia cố các đoạn đê xung yếu nhưng sau cơn mưa lớn kéo dài vào tối hôm trước, đến rạng sáng 28/9, một đoạn đê dài hơn 30m thuộc đê bao bảo vệ lúa vụ ba tại bờ bắc kênh Cả Mũi (xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng) bất ngờ bị vỡ, 520 ha lúa đang vào giai đoạn đòng trổ bị chìm trong nước. Ngay khi vỡ đê, chính quyền địa phương đã huy động tối đa các lực lượng, đưa phương tiện vào ứng cứu nhưng không ngăn được dòng nước lũ. Ước thiệt hại sơ bộ lên đến 5 tỉ đồng.
Sau khi đê vỡ, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Tân Hồng chỉ đạo địa phương huy động nhân lực và cơ giới sang gia cố 5 tuyến đê xung yếu còn lại để bảo vệ hơn 3.500 ha lúa vụ 3 ở đây cũng đang bị lũ đe dọa nghiêm trọng. Tại đoạn đê ở Cả Mũi bị vỡ, hàng trăm người dân cùng các lực lượng xung kích vẫn đang tích cực gia cố đê bao và hỗ trợ nông dân di dời nhà cửa đến nơi an toàn.
Để góp phần giúp địa phương chống lũ, Công ty Domesco đã hỗ trợ hơn 300 thùng nước uống; Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tân Hồng cùng các ban, ngành, đoàn thể vận động được hàng chục ngàn bao ni long chứa đất... Hiện tuyến đê bao bảo vệ cánh đồng 300 ha ở ấp Gò Bói, xã Tân Hộ Cơ cũng bị rạn nứt ở giữa mặt đê khoảng 100 m đang được các lực lượng tập trung gia cố bảo vệ.
Toàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 7.000ha lúa vụ 3 đang bị lũ đe dọa và có nguy cơ bị nhấn chìm. Tỉnh đã điều trên 1.000 người thuộc các lực lượng bộ đội, công an, biên phòng đến các điểm xung yếu ở các huyện đầu nguồn để hỗ trợ địa phương gia cố bờ bao cống đập, bơm tiêu úng, tuần tra canh gác xử lý các tình huống khẩn cấp bảo vệ sản xuất nông nghiệp, di dời dân, khắc phục hư hỏng các công trình giao thông./.
Nguyễn Văn Thi-Nguyễn Văn Trí (TTXVN/Vietnam+)