Tỉnh Đồng Tháp vừa tiếp nhận 2 Quyết định và Bằng công nhận di tích lịch sử Văn hóa cấp quốc gia. Đó là Đình Định Yên (xã Định Yên, huyện Lấp Vò) và Đình Tân Phú Trung (xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành).
Như vậy, tổng số di tích cấp quốc gia của tỉnh Đồng Tháp hiện nay đã tăng lên 14 di tích.
Đây là hai ngôi đình có giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật mang đậm phong cách kiến trúc tín ngưỡng đình làng Nam bộ vào cuối thế kỷ XIX.
Những ngôi đình này là nơi thờ thần Thành hoàng Bổn cảnh được vua Tự Đức ban sắc phong vào 1852 và 1854 dân làng rất hoan hỷ đón nhận thờ phụng.
Đình Định Yên đầu tiên xây dựng vào khoảng thời vua Minh Mạng (1820-1840). Đình được cất rất đơn sơ, bằng tre lá trên nền đất cao. Điểm đầu tiên ở rạch Bàu Bùng, kế đến dời về rạch bà Chơn, sau dời về địa điểm hiện nay ở đầu vàm Ngã Cái, Ngã Bát để thờ thần Thành hoàng Bổn cảnh- Sắc thần được vua Tự Đức phong cấp vào ngày 21/11/1852 âm lịch nhằm ngày 8/1/1853.
Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh là một hạ đẳng thần nhưng có quyền uy thay mặt nhà vua trấn nhậm ở địa phương, xác lập chủ quyền quốc gia Việt Nam.
Sắc thần được viết bằng chữ Hán trên giấy bản loại tốt màu vàng nhạt, có in hoa văn, cúc dây, hình rồng ẩn hiện. Sắc được cất trong ống kẽm đặt trong một cái khay sơn son thếp vàng giao cho một kỳ lão có uy tín trong làng gìn giữ cẩn thận.
Đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc nội công, ngoại quốc. Kiến trúc gỗ, lợp ngói âm dương, các vì kèo đầu có chạm đầu rồng, lân khỏe, cá hoá long, xung quanh có tường xây bằng gạch.
Các câu liễn đối, hoành phi, bao lam được cẩn ốc xà cừ, chạm khắc mai- lan- cúc- trúc, lưỡng long tranh châu, xen lẫn hình bông sen, có nhiều bức được sơn son thếp vàng, các bức tranh sơn thuỷ, bích họa bên trong và bên ngoài vách đình có đường nét sắc sảo với nội dung ca ngợi đất nước con người văn võ đức tài.
Ngoài ra, đình còn có các hạng mục như cổng võ ca, bái đình, chánh điện, nhà khách, nhà túc. Kiến trúc Đình Định Yên có quy mô, kết cấu, chạm trổ rất đặc sắc, còn giữ được nguyên trạng thành tựu kiến trúc đầu thế kỷ XX. Đây cũng là một ngôi đình có nét đẹp độc đáo của huyện Lấp Vò nằm bên bờ sông Hậu.
Đền Tân Phú Trung, thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, được vua Tự Đức phong 1854. Kiến trúc đình có qui mô và kết cấu điển hình của một ngôi đình Nam Bộ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX.
Trong đình nhiều mảng chạm khắc các hoành phi, bao lam, câu đối với các đề tài khá phổ biến như Long , Lân, Quy, Phụng, xuân- hạ- thu- đông, hoa lá cách điệu.
Đặc biệt đình có 3 tượng quan Thánh- Đế- Quân làm bằng gỗ trầm quí hiếm hiện còn lưu giữ. Đình được xây dựng theo kiểu sắp đọi, cột gỗ căm xe, tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương dạng thượng lầu hạ hiên, xây dựng trên diện tích 14m x 37,1 m có tất cả 4 nóc chia làm 3 phần võ ca, bái đình và chính điện và nhiều hiện vật còn lưu giữ nơi đây…
Hiện nay hai ngôi đình này hàng năm có hàng chục ngàn lượt khách đến viếng, tham quan. Đây là nơi được bảo tồn gìn giữ tốt những giá trị truyền thống dân tộc của nhân dân địa phương nơi đây.
Đình cũng là nơi giới thiệu truyền thống lao động cần cù sáng tạo của người xưa cho các thế hệ con cháu đời sau ./.
Như vậy, tổng số di tích cấp quốc gia của tỉnh Đồng Tháp hiện nay đã tăng lên 14 di tích.
Đây là hai ngôi đình có giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật mang đậm phong cách kiến trúc tín ngưỡng đình làng Nam bộ vào cuối thế kỷ XIX.
Những ngôi đình này là nơi thờ thần Thành hoàng Bổn cảnh được vua Tự Đức ban sắc phong vào 1852 và 1854 dân làng rất hoan hỷ đón nhận thờ phụng.
Đình Định Yên đầu tiên xây dựng vào khoảng thời vua Minh Mạng (1820-1840). Đình được cất rất đơn sơ, bằng tre lá trên nền đất cao. Điểm đầu tiên ở rạch Bàu Bùng, kế đến dời về rạch bà Chơn, sau dời về địa điểm hiện nay ở đầu vàm Ngã Cái, Ngã Bát để thờ thần Thành hoàng Bổn cảnh- Sắc thần được vua Tự Đức phong cấp vào ngày 21/11/1852 âm lịch nhằm ngày 8/1/1853.
Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh là một hạ đẳng thần nhưng có quyền uy thay mặt nhà vua trấn nhậm ở địa phương, xác lập chủ quyền quốc gia Việt Nam.
Sắc thần được viết bằng chữ Hán trên giấy bản loại tốt màu vàng nhạt, có in hoa văn, cúc dây, hình rồng ẩn hiện. Sắc được cất trong ống kẽm đặt trong một cái khay sơn son thếp vàng giao cho một kỳ lão có uy tín trong làng gìn giữ cẩn thận.
Đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc nội công, ngoại quốc. Kiến trúc gỗ, lợp ngói âm dương, các vì kèo đầu có chạm đầu rồng, lân khỏe, cá hoá long, xung quanh có tường xây bằng gạch.
Các câu liễn đối, hoành phi, bao lam được cẩn ốc xà cừ, chạm khắc mai- lan- cúc- trúc, lưỡng long tranh châu, xen lẫn hình bông sen, có nhiều bức được sơn son thếp vàng, các bức tranh sơn thuỷ, bích họa bên trong và bên ngoài vách đình có đường nét sắc sảo với nội dung ca ngợi đất nước con người văn võ đức tài.
Ngoài ra, đình còn có các hạng mục như cổng võ ca, bái đình, chánh điện, nhà khách, nhà túc. Kiến trúc Đình Định Yên có quy mô, kết cấu, chạm trổ rất đặc sắc, còn giữ được nguyên trạng thành tựu kiến trúc đầu thế kỷ XX. Đây cũng là một ngôi đình có nét đẹp độc đáo của huyện Lấp Vò nằm bên bờ sông Hậu.
Đền Tân Phú Trung, thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, được vua Tự Đức phong 1854. Kiến trúc đình có qui mô và kết cấu điển hình của một ngôi đình Nam Bộ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX.
Trong đình nhiều mảng chạm khắc các hoành phi, bao lam, câu đối với các đề tài khá phổ biến như Long , Lân, Quy, Phụng, xuân- hạ- thu- đông, hoa lá cách điệu.
Đặc biệt đình có 3 tượng quan Thánh- Đế- Quân làm bằng gỗ trầm quí hiếm hiện còn lưu giữ. Đình được xây dựng theo kiểu sắp đọi, cột gỗ căm xe, tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương dạng thượng lầu hạ hiên, xây dựng trên diện tích 14m x 37,1 m có tất cả 4 nóc chia làm 3 phần võ ca, bái đình và chính điện và nhiều hiện vật còn lưu giữ nơi đây…
Hiện nay hai ngôi đình này hàng năm có hàng chục ngàn lượt khách đến viếng, tham quan. Đây là nơi được bảo tồn gìn giữ tốt những giá trị truyền thống dân tộc của nhân dân địa phương nơi đây.
Đình cũng là nơi giới thiệu truyền thống lao động cần cù sáng tạo của người xưa cho các thế hệ con cháu đời sau ./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN)