Mặc dù được khởi công từ cuối tháng 12/2011 nhưng dự án cải tạo đường vận chuyển bauxite (thuộc Quốc lộ 20 và Tỉnh lộ 725, đoạn qua tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai) đến nay vẫn "giậm chân tại chỗ," hoạt động thi công ì ạch và cầm chừng.
Dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 (từ Km0-Km123, đoạn từ ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai đến ngã ba Lộc Sơn, tỉnh Lâm Đồng) và dự án cải tạo, sửa chữa đường ĐT 725 (đoạn từ ngã ba Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc đến nhà máy bô xít Tân Rai, huyện Bảo Lâm) được Bộ Giao thông Vận tải tổ chức khởi công vào 23/12/2011.
Tổng kinh phí của hai dự án này là trên 4.600 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước và vốn của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Theo thiết kế, dự án cải tạo Quốc lộ 20 theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng và cấp 3 miền núi có châm chước, bề rộng nền đường 12m (trừ đoạn qua thành phố Bảo Lộc hiện tại đã rộng 27m). Trong khi đó, dự án cải tạo đường 725 được đầu tư quy mô theo tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng có châm chước, bề rộng nền đường từ 9-17m, tùy mỗi đoạn.
Mục tiêu của hai dự án này nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế, du lịch của hai tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và quan trọng nhất là phục vụ việc vận chuyển của ngành công nghiệp nhôm trong giai đoạn chưa xây dựng xong cảng Kê Gà (Bình Thuận).
Tuy nhiên, sau gần một năm khởi công, hai dự án này hầu như vẫn chỉ "giậm chân tại chỗ," khối lượng thi công đạt thấp. Theo Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng (chủ đầu tư của dự án), đoạn tỉnh lộ 725 hiện chỉ thi công được khoảng 6 km trong tổng số 18,2km toàn tuyến. Tuy nhiên việc thi công chỉ ở các hạng mục mở rộng lề đường, cống thoát nước.
Nguyên nhân của tình trạng này là do TKV chưa bố trí đồng vốn nào cho chủ đầu tư kể từ khi khởi công đến nay.
Sau nhiều lần gửi văn bản, làm việc trực tiếp, ngày 11/10 TKV mới chính thức bố trí hơn 40 tỷ đồng (trong tổng số 178 tỷ đồng) cho chủ đầu tư để tiếp tục thi công tuyến đường 725 này.
Cũng lâm vào tình trạng tương tự, Dự án cải tạo Quốc lộ 20 đến nay vẫn chỉ "giậm chân tại chỗ". Đơn vị thi công hiện mới chỉ triển khai thực hiện trong khoảng 5-6km đường, đoạn qua thị trấn Đạm B’ri (huyện Đạ Huoai). Tuy nhiên, việc thi công rất cầm chừng với khối lượng thi công chủ yếu là hệ thống thoát nước và tập kết vật liệu xây dựng.
Trên thực tế thì tuyến đường này lại đang xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là đoạn từ đèo Bảo Lộc đến thị trấn Madaguôi (huyện Đạ Huoai). Trong khi đó, hiện nay tuyến Quốc lộ 20 này đã trở nên quá tải so với thiết kế ban đầu đã gây nhiều khó khăn cho các phương tiện khi tham gia giao thông.
Mới đây, Ban quản lý dự án tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng đã “chốt” thời gian chạy thử có tải nhà máy bauxite Tân Rai là ngày 1/11 tới. Điều này đồng nghĩa với việc lưu lượng xe đi qua tuyến đường 725 và quốc lộ 20 sẽ tăng lên gấp nhiều lần hiện nay và đó cũng chính là nguyên nhân khiến việc đẩy mạnh thi công cải tạo các tuyến đường này càng trở nên khó khăn.
Ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng, bày tỏ lo ngại, với lưu lượng xe lúc cao điểm dự kiến khoảng 800 chuyến/ngày đêm sẽ khiến hạ tầng cơ sở xuống cấp, tuyến đường trở nên quá tải, đe dọa an toàn giao thông.
Dự án cải tạo các tuyến đường trên khi hoàn thành thì cũng chỉ là giải pháp trước mắt khi chưa có đường chuyên dụng phục vụ ngành công nghiệp bauxite-nhôm. Do đó việc có một tuyến đường tránh khu dân cư hoặc đường chuyên dụng riêng là rất cần thiết trong tương lai./.
Dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 (từ Km0-Km123, đoạn từ ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai đến ngã ba Lộc Sơn, tỉnh Lâm Đồng) và dự án cải tạo, sửa chữa đường ĐT 725 (đoạn từ ngã ba Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc đến nhà máy bô xít Tân Rai, huyện Bảo Lâm) được Bộ Giao thông Vận tải tổ chức khởi công vào 23/12/2011.
Tổng kinh phí của hai dự án này là trên 4.600 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước và vốn của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Theo thiết kế, dự án cải tạo Quốc lộ 20 theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng và cấp 3 miền núi có châm chước, bề rộng nền đường 12m (trừ đoạn qua thành phố Bảo Lộc hiện tại đã rộng 27m). Trong khi đó, dự án cải tạo đường 725 được đầu tư quy mô theo tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng có châm chước, bề rộng nền đường từ 9-17m, tùy mỗi đoạn.
Mục tiêu của hai dự án này nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế, du lịch của hai tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và quan trọng nhất là phục vụ việc vận chuyển của ngành công nghiệp nhôm trong giai đoạn chưa xây dựng xong cảng Kê Gà (Bình Thuận).
Tuy nhiên, sau gần một năm khởi công, hai dự án này hầu như vẫn chỉ "giậm chân tại chỗ," khối lượng thi công đạt thấp. Theo Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng (chủ đầu tư của dự án), đoạn tỉnh lộ 725 hiện chỉ thi công được khoảng 6 km trong tổng số 18,2km toàn tuyến. Tuy nhiên việc thi công chỉ ở các hạng mục mở rộng lề đường, cống thoát nước.
Nguyên nhân của tình trạng này là do TKV chưa bố trí đồng vốn nào cho chủ đầu tư kể từ khi khởi công đến nay.
Sau nhiều lần gửi văn bản, làm việc trực tiếp, ngày 11/10 TKV mới chính thức bố trí hơn 40 tỷ đồng (trong tổng số 178 tỷ đồng) cho chủ đầu tư để tiếp tục thi công tuyến đường 725 này.
Cũng lâm vào tình trạng tương tự, Dự án cải tạo Quốc lộ 20 đến nay vẫn chỉ "giậm chân tại chỗ". Đơn vị thi công hiện mới chỉ triển khai thực hiện trong khoảng 5-6km đường, đoạn qua thị trấn Đạm B’ri (huyện Đạ Huoai). Tuy nhiên, việc thi công rất cầm chừng với khối lượng thi công chủ yếu là hệ thống thoát nước và tập kết vật liệu xây dựng.
Trên thực tế thì tuyến đường này lại đang xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là đoạn từ đèo Bảo Lộc đến thị trấn Madaguôi (huyện Đạ Huoai). Trong khi đó, hiện nay tuyến Quốc lộ 20 này đã trở nên quá tải so với thiết kế ban đầu đã gây nhiều khó khăn cho các phương tiện khi tham gia giao thông.
Mới đây, Ban quản lý dự án tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng đã “chốt” thời gian chạy thử có tải nhà máy bauxite Tân Rai là ngày 1/11 tới. Điều này đồng nghĩa với việc lưu lượng xe đi qua tuyến đường 725 và quốc lộ 20 sẽ tăng lên gấp nhiều lần hiện nay và đó cũng chính là nguyên nhân khiến việc đẩy mạnh thi công cải tạo các tuyến đường này càng trở nên khó khăn.
Ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng, bày tỏ lo ngại, với lưu lượng xe lúc cao điểm dự kiến khoảng 800 chuyến/ngày đêm sẽ khiến hạ tầng cơ sở xuống cấp, tuyến đường trở nên quá tải, đe dọa an toàn giao thông.
Dự án cải tạo các tuyến đường trên khi hoàn thành thì cũng chỉ là giải pháp trước mắt khi chưa có đường chuyên dụng phục vụ ngành công nghiệp bauxite-nhôm. Do đó việc có một tuyến đường tránh khu dân cư hoặc đường chuyên dụng riêng là rất cần thiết trong tương lai./.
Nguyễn Dũng (TTXVN)