Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2011 tăng khoảng 0,70%-0,80% so với tháng trước. Dù đây đã là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp nhất từ đầu năm đến nay nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng của hai năm 2009 và 2010.
Theo cơ quan này, cơ sở của dự báo mức tăng như vậy là do CPI tháng Sáu tiếp tục chịu tác động bất lợi của thời tiết đầu mùa mưa bão, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, khả năng nắng nóng, mất điện tại một số vùng có thể gây mất cân đối cục bộ cung-cầu.
Bên cạnh đó, tác động của điều chỉnh giá điện, xăng dầu (từ 29/3), tỷ giá ngoại tệ, tăng lương tối thiếu khu vực hành chính sự nghiệp lên 830.000 đồng/tháng (từ 1/5)... cũng gây sức ép lên giá hàng hóa trong tháng Sáu.
Việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, cùng với đó là lãi suất ở mức cao, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp vay vốn tín dụng để duy trì sản xuất kinh doanh, giá một số mặt hàng tiếp tục được điều hành nhằm tiến tới thực hiện cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước cũng sẽ gây sức ép tăng giá trên thị trường.
Để đảm bảo bình ổn giá, Cục Quản lý giá cũng kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cần tiếp tục triển khai quyết liệt Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 9/01/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội./.
Theo cơ quan này, cơ sở của dự báo mức tăng như vậy là do CPI tháng Sáu tiếp tục chịu tác động bất lợi của thời tiết đầu mùa mưa bão, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, khả năng nắng nóng, mất điện tại một số vùng có thể gây mất cân đối cục bộ cung-cầu.
Bên cạnh đó, tác động của điều chỉnh giá điện, xăng dầu (từ 29/3), tỷ giá ngoại tệ, tăng lương tối thiếu khu vực hành chính sự nghiệp lên 830.000 đồng/tháng (từ 1/5)... cũng gây sức ép lên giá hàng hóa trong tháng Sáu.
Việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, cùng với đó là lãi suất ở mức cao, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp vay vốn tín dụng để duy trì sản xuất kinh doanh, giá một số mặt hàng tiếp tục được điều hành nhằm tiến tới thực hiện cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước cũng sẽ gây sức ép tăng giá trên thị trường.
Để đảm bảo bình ổn giá, Cục Quản lý giá cũng kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cần tiếp tục triển khai quyết liệt Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 9/01/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội./.
Hồng Kiều (Vietnam+)