Vấn đề tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu, tái cơ cấu, kinh doanh vàng, lãi suất được bàn thảo nhiều tại buổi gặp gỡ báo chí do Ngân hàng Nhà nước tổ chức chiều ngày 27/12 thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng năm 2012 và định hướng chính sách năm 2013.
Tăng trưởng tín dụng 12%
Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, định hướng điều hành tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm tới là 12% và sẽ được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế năm 2013.
Ngân hàng Nhà nước định hướng mục tiêu các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 2013 thận trọng và linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến lạm phát và các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo lộ trình đã đề ra, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống.
Theo bà Hồng, trong năm tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng để đảm bảo mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khầu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích; tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng tự quyết định cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đổi với các nhu cầu vốn để thanh toán ra nước ngoài tiền hàng nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp không có nguồn thu ngoại tệ và cho vay trong nước để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu đối với doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ.
Tập trung xử lý nợ xấu
Vấn đề nợ xấu được đề cập nhiều tại buổi gặp gỡ này. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước coi xử lý nợ xấu là một trong các nhiệm vụ rất quan trọng của hệ thống ngân hàng và bằng các biện pháp trực tiếp, có thể giải quyết được 4-5% nợ xấu (trong tổng số khoảng 8%) của hệ thống ngân hàng.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã có những giải pháp để các ngân hàng tự giải quyết nợ xấu qua nguồn trích lập dự phòng rủi ro. Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản quốc gia hiện cũng đã được hoàn thiện và đang trình Chính phủ, nếu được thông qua sẽ là một công cụ đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong năm 2013.
Theo ông ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, trong hệ thống có 9 ngân hàng phải xử lý ngay, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập tổ giám sát, ban chỉ đạo tái cấu trúc bám sát theo Đề án 254 về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Theo đó, các tổ chức tín dụng phải đề xuất với Ngân hàng Nhà nước phương án tái cơ cấu, chọn các công ty kiểm toán đánh giá các ngân hàng này.
Đến nay, trong 9 ngân hàng yếu kém đã có 3 ngân hàng hợp nhất, 2 ngân hàng sáp nhập, 2 ngân hàng tự tái cơ cấu... Sau khi thực hiện, sáp nhập, hợp nhất và tự tái cơ cấu, khả năng chi trả của các ngân hàng đến nay đã được đảm bảo. Ông Nghĩa cũng cho biết, sáp nhập hợp nhất chỉ là bước đi đầu tiên nên các ngân hàng sau hợp nhất, sáp nhập vẫn đang triển khai tái cơ cấu lại hệ thống quản trị.
Ngoài ra, ông Nghĩa cho biết, hiện đã xây dựng xong 2 bộ quy chế thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và dự thảo quy chế mới về tỷ lệ an toàn để sau khi tái cơ cấu ngân hàng hoạt động trên chuẩn mực an toàn hơn.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, năm nay trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng dự kiến đạt 90.000 tỷ đồng, hiện được 78.000 tỷ đồng. Đến thời điểm này các ngân hàng đã xử lý được 39.000 tỷ đồng nợ xấu.
Về ý kiến cho rằng xử lý nợ xấu còn chậm, ông Bình cho biết, điều này vừa đúng vừa không đúng. Đúng là xử lý nợ xấu phải xử lý càng nhanh càng tốt, không đúng vì phải xử lý trong bối cảnh của Việt Nam.
"Đến giờ này nhiều ngân hàng không có thưởng là vì họ đã trích lập dự phòng rủi ro rất nhiều, hay nói cách khác là họ lấy lợi nhuận của mình để bù đắp vào những khoản nợ xấu này. Năm nay có những ngân hàng đã tuyên bố không có thưởng và cũng không có thêm tháng lương nào cả. Còn những ngân hàng không chia cổ tức hoặc chia cổ tức thấp là phổ biến trong các ngân hàng. Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng đã gồng mình xử lý nợ xấu bằng chính quyền lợi của các cổ đông và bằng chính quyền lợi của các ngân hàng thương mại," Thống đốc cho biết.
31 đơn vị được cấp phép kinh doanh vàng miếng
Đối với lĩnh vực kinh doanh, mua bán vàng miếng, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối cho biết, trong những ngày tới, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ cấp phép cho 14 doanh nghiệp và 17 tổ chức tín dụng đáp ứng các điều kiện tham gia kinh doanh, mua bán vàng miếng. Như vậy, dự kiến sẽ có trên 2.000 điểm giao dịch mua bán vàng miếng ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Từ ngày 10/1/2013, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp sẽ không được phép thực hiện kinh doanh mua bán vàng miếng.
Đồng thời, để kiểm soát rủi ro biến động giá vàng trong hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng phải tuân thủ trạng thái vàng.
Cũng theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện lộ trình xóa bỏ tình trạng vàng hóa nền kinh tế và quản lý chặt thị trường vàng để hạn chế đầu cơ, làm giá.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp đồng bộ cần thiết để triển khai Nghị định 24, giám sát chặt quá trình tất toán số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng, đồng thời sẽ áp dụng các biện pháp đẩy nhanh tiến độ gia công vàng miếng SJC từ vàng miếng thương hiệu khác để hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng có nguồn vàng chi trả cho các khoản huy động, giữ hộ đến hạn.
Khi thị trường vàng miếng hoạt động tương đối ổn định, nhằm thực hiện giai đoạn cuối cùng về xóa bỏ vàng hóa nền kinh tế, Nhà nước huy động nguồn lực vàng trong nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và việc phát triển kinh tế.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định: "Trong năm tới, quan trọng nhất là chuyển toàn bộ sang quan hệ mua bán, khi các ngân hàng đóng xong trạng thái huy động cho vay vàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ ra tay, không phải để bình ổn, mà mục đích tăng thêm dự trữ quốc gia bằng vàng một cách có lợi nhất. Chênh lệch giá vàng 5 triệu, tỷ giá ổn định Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng xuất vàng ra bán, vì đó là cơ hội. Tới đây giá trên thị trường vàng do Ngân hàng Nhà nước điều khiển, kiến tạo giá theo ý đồ của quốc gia để chuyển đổi toàn bộ vàng đó thành tiền cho sản xuất kinh doanh, nhà nước giữ vàng."
Tăng trưởng tín dụng 12%
Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, định hướng điều hành tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm tới là 12% và sẽ được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế năm 2013.
Ngân hàng Nhà nước định hướng mục tiêu các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 2013 thận trọng và linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến lạm phát và các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo lộ trình đã đề ra, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống.
Theo bà Hồng, trong năm tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng để đảm bảo mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khầu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích; tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng tự quyết định cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đổi với các nhu cầu vốn để thanh toán ra nước ngoài tiền hàng nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp không có nguồn thu ngoại tệ và cho vay trong nước để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu đối với doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ.
Tập trung xử lý nợ xấu
Vấn đề nợ xấu được đề cập nhiều tại buổi gặp gỡ này. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước coi xử lý nợ xấu là một trong các nhiệm vụ rất quan trọng của hệ thống ngân hàng và bằng các biện pháp trực tiếp, có thể giải quyết được 4-5% nợ xấu (trong tổng số khoảng 8%) của hệ thống ngân hàng.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã có những giải pháp để các ngân hàng tự giải quyết nợ xấu qua nguồn trích lập dự phòng rủi ro. Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản quốc gia hiện cũng đã được hoàn thiện và đang trình Chính phủ, nếu được thông qua sẽ là một công cụ đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong năm 2013.
Theo ông ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, trong hệ thống có 9 ngân hàng phải xử lý ngay, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập tổ giám sát, ban chỉ đạo tái cấu trúc bám sát theo Đề án 254 về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Theo đó, các tổ chức tín dụng phải đề xuất với Ngân hàng Nhà nước phương án tái cơ cấu, chọn các công ty kiểm toán đánh giá các ngân hàng này.
Đến nay, trong 9 ngân hàng yếu kém đã có 3 ngân hàng hợp nhất, 2 ngân hàng sáp nhập, 2 ngân hàng tự tái cơ cấu... Sau khi thực hiện, sáp nhập, hợp nhất và tự tái cơ cấu, khả năng chi trả của các ngân hàng đến nay đã được đảm bảo. Ông Nghĩa cũng cho biết, sáp nhập hợp nhất chỉ là bước đi đầu tiên nên các ngân hàng sau hợp nhất, sáp nhập vẫn đang triển khai tái cơ cấu lại hệ thống quản trị.
Ngoài ra, ông Nghĩa cho biết, hiện đã xây dựng xong 2 bộ quy chế thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và dự thảo quy chế mới về tỷ lệ an toàn để sau khi tái cơ cấu ngân hàng hoạt động trên chuẩn mực an toàn hơn.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, năm nay trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng dự kiến đạt 90.000 tỷ đồng, hiện được 78.000 tỷ đồng. Đến thời điểm này các ngân hàng đã xử lý được 39.000 tỷ đồng nợ xấu.
Về ý kiến cho rằng xử lý nợ xấu còn chậm, ông Bình cho biết, điều này vừa đúng vừa không đúng. Đúng là xử lý nợ xấu phải xử lý càng nhanh càng tốt, không đúng vì phải xử lý trong bối cảnh của Việt Nam.
"Đến giờ này nhiều ngân hàng không có thưởng là vì họ đã trích lập dự phòng rủi ro rất nhiều, hay nói cách khác là họ lấy lợi nhuận của mình để bù đắp vào những khoản nợ xấu này. Năm nay có những ngân hàng đã tuyên bố không có thưởng và cũng không có thêm tháng lương nào cả. Còn những ngân hàng không chia cổ tức hoặc chia cổ tức thấp là phổ biến trong các ngân hàng. Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng đã gồng mình xử lý nợ xấu bằng chính quyền lợi của các cổ đông và bằng chính quyền lợi của các ngân hàng thương mại," Thống đốc cho biết.
31 đơn vị được cấp phép kinh doanh vàng miếng
Đối với lĩnh vực kinh doanh, mua bán vàng miếng, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối cho biết, trong những ngày tới, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ cấp phép cho 14 doanh nghiệp và 17 tổ chức tín dụng đáp ứng các điều kiện tham gia kinh doanh, mua bán vàng miếng. Như vậy, dự kiến sẽ có trên 2.000 điểm giao dịch mua bán vàng miếng ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Từ ngày 10/1/2013, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp sẽ không được phép thực hiện kinh doanh mua bán vàng miếng.
Đồng thời, để kiểm soát rủi ro biến động giá vàng trong hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng phải tuân thủ trạng thái vàng.
Cũng theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện lộ trình xóa bỏ tình trạng vàng hóa nền kinh tế và quản lý chặt thị trường vàng để hạn chế đầu cơ, làm giá.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp đồng bộ cần thiết để triển khai Nghị định 24, giám sát chặt quá trình tất toán số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng, đồng thời sẽ áp dụng các biện pháp đẩy nhanh tiến độ gia công vàng miếng SJC từ vàng miếng thương hiệu khác để hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng có nguồn vàng chi trả cho các khoản huy động, giữ hộ đến hạn.
Khi thị trường vàng miếng hoạt động tương đối ổn định, nhằm thực hiện giai đoạn cuối cùng về xóa bỏ vàng hóa nền kinh tế, Nhà nước huy động nguồn lực vàng trong nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và việc phát triển kinh tế.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định: "Trong năm tới, quan trọng nhất là chuyển toàn bộ sang quan hệ mua bán, khi các ngân hàng đóng xong trạng thái huy động cho vay vàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ ra tay, không phải để bình ổn, mà mục đích tăng thêm dự trữ quốc gia bằng vàng một cách có lợi nhất. Chênh lệch giá vàng 5 triệu, tỷ giá ổn định Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng xuất vàng ra bán, vì đó là cơ hội. Tới đây giá trên thị trường vàng do Ngân hàng Nhà nước điều khiển, kiến tạo giá theo ý đồ của quốc gia để chuyển đổi toàn bộ vàng đó thành tiền cho sản xuất kinh doanh, nhà nước giữ vàng."
Một số chỉ tiêu của ngành ngân hàng năm 2012: - Tổng phương tiện thanh toán khoảng 20%, tín dụng tăng khoảng 7%. - Lãi suất huy động hiện đã giảm từ 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5-9%/năm so với cuối năm 2011. - Tăng trưởng tín dụng tăng 6,45% so với cuối năm 2011, trong đó, tín dụng bằng VND tăng 8,92%, tín dụng bằng ngoại tệ 3,51%. - Dư nợ cho vay bằng VND có mức lãi suất trên 15%/năm chiếm tỷ trọng 18,7%, giảm so với mức 65% trước ngày 15/7/2012. - Tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng VND giảm xuống mức khoảng 95%. - Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh từ 10-11%/năm so với cuối năm 2011 và hiện ổn định ở mức thấp. - Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định. - Tình trạng USD hóa giảm (tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán là 13,2%, thấp hơn mức 15,8% so với cuối năm 2011). |
Minh Thúy (Vietnam+)