Du lịch Lào Cai sẵn sàng đón chào tour Tây Bắc

Du lịch qua miền Tây Bắc, du khách được tìm hiểu tập quán, lễ hội truyền thống, thưởng thức những món đặc sản dân tộc độc đáo.
Năm 2011, du lịch Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ nối vòng tay lớn với các tỉnh HòaBình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu với các chủ đề hấp dẫn “Cội nguồn đất Tổ”(Phú Thọ), “Đất ngọc Lục Yên” (Yên Bái), “Cội nguồn Tây Bắc,” “Sắc màu vùng cao”và " Lễ hội chân mây" Sa Pa... tạo thành vòng cung khép kín.

Du lịch qua miền Tây Bắc, du khách được tìm hiểu phong tục tập quán, cáclễ hội truyền thống, thưởng thức những món đặc sản dân tộc độc đáo, khám pháhang động tại vùng cao Tây Bắc.

Là một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi liên kết du lịch vòngcung Tây Bắc, Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng đang tích cực chuẩn bị cơ sởvật chất, dịch vụ chất lượng và các hoạt động phong phú đón khách.

Từ nay đến cuối năm Lào Cai tổ chức "Giải leo núi Fansipan năm 2011" vàocuối tháng 10 và "Hội chợ quốc tế biên giới Việt-Trung" vào cuối tháng 11/2011.

Đón những cơ hội vàng

Với một tỉnh vùng cao biên giới, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như LàoCai thì chuyện làm kinh tế từ du lịch tưởng như xa vời, nhưng sau 20 năm tái lậptỉnh (1991) đến nay, người dân Lào Cai đã khai thác nhiều cách làm giàu từ"ngành công nghiệp không khói" này.

Nằm bên khu phố sầm uất và sôi động trên đường Nguyễn Huệ, giáp Cửa khẩuQuốc tế Lào Cai, Công ty cổ phần Du lịch quốc tế Lào Cai vừa kết thúc đợt đónkhách du lịch dịp 1/10, nay lại khẩn trương chuẩn bị đón khách dự lễ hội leo núiFansipan và tham quan hội chợ thương mại quốc tế Việt-Trung 2011.

Anh Hoàng Văn Tuyên, Giám đốc công ty cho biết đây là những sự kiện màngười làm du lịch như chúng tôi phải nắm bắt thời cơ, coi như cơ hội vàng đểthực hiện mục tiêu đón khoảng 4.000 khách trong dịp này, nâng tổng số khách củacông ty lên khoảng 50.000 người trong năm.

Còn ông Đào Đức Phong, Giám đốc công ty Green Sa Pa tour - một trong nhữngdoanh nghiệp khai thác hiệu quả loại hình du lịch cộng đồng ở Sa Pa cũng đangchuẩn bị những phần việc quan trọng để đón khách trong và ngoài tỉnh, cũng nhưkhách quốc tế tham dự lễ hội từ nay đến cuối năm. Ông Phong dự kiến, dịp lễ hộileo núi tới đây công ty anh dự kiến sẽ đón lượng khách không dưới 2.000 người.

Theo ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch LàoCai cho biết ngoài hai công ty trên, hiện Lào Cai và Sa Pa cũng đã có nhiềudoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã và đang tích cực chuẩn bị làm tốt công việcđón khách những tháng cuối năm, đồng thời chuẩn bị cơ sở vật chất cho tour dulịch dài hơi tuyến Tây Bắc được hình thành và phát triển trong thời gian sắptới.

Nhờ những cố gắng của toàn ngành mà chín tháng của năm 2011, Lào Cai đóngần 796.000 lượt du khách, bằng 89,5% kế hoạch cả năm và tăng 11,5% so với cùngkỳ năm 2010, trong đó có hơn 348.000 lượt khách quốc tế.

Doanh thu từ du lịch chín tháng đạt 1.100 tỷ đồng, vượt 22% so với kếhoạch năm và tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2010. Là vùng du lịch trọng điểmcủa tỉnh, riêng Sa Pa đã đón trên 388.000 lượt khách, tăng 19% so với cùng kỳnăm trước, trong đó khách nội địa đạt trên 308.000 lượt.

Để phấn đấu đón 890.000 lượt khách du lịch trong năm 2011, những tháng cònlại trong năm, Lào Cai sẽ tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá du lịchthông qua tổ chức các sự kiện mang tính thương hiệu của Lào Cai, phát huy vaitrò trưởng nhóm trong thực hiện thỏa thuận hợp tác liên vùng tám tỉnh Tây Bắc mởrộng, đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong phát triển kinh tế dulịch dọc hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng...

Tự hoàn thiện để trở thành điểm đến hấp dẫn

Mặc dù ngành du lịch Lào Cai đạt được nhiều thành công trong thời gianqua, nhưng thực tế hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều thách thức, trở ngại cho dulịch phát triển, như hệ thống giao thông kết nối các tuyến, điểm du lịch trongtỉnh còn khó khăn; vận tải hành khách bằng đường sắt không đáp ứng được nhu cầudu khách vào các dịp cao điểm; thiếu nguồn nhân lực và cơ sở vật chất chuyênngành chất lượng cao phục vụ du khách...

Ngoài sự cố gắng của các công ty lữ hành, các tổ chức cá nhân làm du lịchthì chính quyền các cấp ở tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa cũng đã có những cơ chếchính sách khuyến khích phát triển du lịch địa phương. Đó là, tiếp tục phối hợpvới vùng Aquitane (Cộng hòa Pháp) thực hiện quy hoạch mở rộng khu du lịch Sa Pa,đồng thời quy hoạch Bắc Hà, tập trung vào ba vùng du lịch trọng điểm, gồm thànhphố Lào Cai-Sa Pa-Bát Xát; Bắc Hà-Si Ma Cai-Mường Khương và vùng 3 Bảo Thắng-BảoYên-Văn Bàn... tạo thể chân kiềng vững chắc. Tại các vùng này đã và đang đầu tưđường giao thông vào các tuyến điểm du lịch, nhất là những điểm đã được xếphạng.

Lào Cai thuận lợi là có đầy đủ các tuyến giao thông đường sắt, bộ và thủy.Lào Cai cũng đang xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịchtheo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đồng thời thường xuyên hợp tácvới tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thúc đẩy nguồn kháchdu lịch giữa hai bên.

Hiện Lào Cai đang phối hợp với các trường du lịch trong và ngoài nước đàotạo theo nhu cầu của xã hội cho các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, cộng đồng cácnghiệp vụ về khách sạn, lữ hành, hướng dẫn viên, phục vụ lưu trú tại gia và dulịch cộng đồng. Đồng thời, tỉnh tăng cường xúc tiến du lịch, đẩy mạnh tổ chứccác sự kiện du lịch trong chương trình du lịch cội nguồn, các hội chợ du lịchquốc tế lớn trong và ngoài nước, hướng hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảngbá, cung cấp thông tin cho khách một cách chuyên nghiệp.

Thực hiện chương trình quảng bá liên kết các điểm đến Sa Pa-Điện Biên-MaiChâu; quảng bá vùng Tây Bắc mở rộng tại Côn Minh và Luang Prabang (Lào); xúctiến phát triển các tuyến du lịch liên vùng Tây Bắc mở rộng; xúc tiến phát triểnliên kết tuyến Luang Prabang với các tỉnh Tây Bắc, Lào Cai, Côn Minh.

Lào Cai đang đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế phát triển du lịch;tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm du lịch các tỉnh Tây Bắc giao lưu, hợptác khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Đồng thời, Lào Cai xây dựngmôi trường du lịch thân thiện, hấp dẫn du khách gắn với bảo vệ môi trường tàinguyên du lịch; khôi phục lễ hội truyền thống, văn nghệ dân tộc, tạo chươngtrình du lịch hấp dẫn với mục tiêu bảo vệ, phát huy văn hóa dân tộc, hạn chế ảnhhưởng của văn hóa ngoại lai.

Xác định mục tiêu đến năm 2015

Ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Lào Caicho biết cùng với quan điểm phát triển du lịch bền vững, mục tiêu cụ thể pháttriển du lịch Lào Cai đến năm 2015 là đón 1,5 triệu lượt khách; doanh thu dulịch xã hội đạt trên 1.500 tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động.

Hướng chiến lược phát triển du lịch của Lào Cai là giữ gìn bản sắc văn hóacác dân tộc, bảo đảm môi trường sinh thái để tập trung khai thác du lịch vănhóa, sinh thái và cộng đồng, tạo ra nhiều vùng, tuyến, điểm du lịch trọng điểmhấp dẫn khách.

Hình thành từng bước các tuyến, điểm du lịch quốc tế nhằm thu hút đượcnhiều khách từ thị trường Tây Nam (Trung Quốc), đặc biệt là các tuyến du lịchLào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Bên cạnh đó, tập trung nguồn vốn đầu tư từchương trình hành động quốc gia về du lịch và của tỉnh để xây dựng các khu dulịch trọng điểm Sa Pa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai và một số huyện khác; pháttriển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng vật chất kỹ thuật hiện đại, giữ được cảnhquan môi trường, bản sắc văn hóa dân tộc, từng bước đưa Lào Cai trở thành mộttrung tâm thương mại-du lịch ở khu vực Tây Bắc.

Đã 20 năm từ khi tái lập tỉnh đến nay, du lịch Lào Cai đã có những bướcphát triển mang tính “đột phá,” đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quảkinh tế-xã hội ngày càng lớn và toàn diện.

Năm 1992, Lào Cai mới chỉ đón được 8.000 lượt khách, doanh thu đạt 1,3 tỷđồng nhưng đến năm 2009 đã có trên 700.000 lượt khách, doanh thu du lịch đạt 513tỷ đồng (tăng gấp 395 lần so với năm 1992).

Giai đoạn 2001-2010, lượng khách đạt 5,307 triệu lượt, tốc độ tăng trưởngbình quân của khách đạt 11,3%. Số lao động làm việc trực tiếp tại các doanhnghiệp du lịch và các cơ sở lưu trú lên tới trên 1.500 người.

Hiện toàn tỉnh có trên 335 cơ sở lưu trú với trên dưới 4.000 phòng. Trongđó có 20 cơ sở đạt chất lượng từ 1-4 sao với trên 600 phòng. Toàn tỉnh đã cóhàng chục doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh lữ hành quốc tế. Hệ thống nhà hàngđặc sản, nhà hàng vườn cũng được mở rộng và phát triển. Các phương tiện vậnchuyển du lịch như tàu, taxi, ôtô... ngày càng phong phú và có chất lượng cao./.

Lục Văn Toán (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chị Tẩn Tả Mấy, Chủ nhiệm Hợp tác xã cộng đồng người Dao đỏ, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa thực hiện chưng vật liệu truyền thống để sử dụng trong tắm thuốc chữa bệnh. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Khởi động tour du lịch Yoga tại Sa Pa năm 2024

Tham gia tour, du khách sẽ được giới thiệu về bộ môn Thiền chuông, Thiền chuông trị liệu, Thiền chữa lành; tập Thiền và Yoga tại các điểm du lịch tiêu biểu như Khu du lịch Hàm Rồng; Fansipan Legend...