Ngày 18/8, tại thành phố Hà Tĩnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam cùng Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào tổ chức Hội thảo "Du lịch với phát triển kinh tế văn hóa vùng biên giới Việt-Lào."
Việt Nam có trên 2.000km đường biên giới với nước Lào. Dọc biên giới có nhiều cửa khẩu quốc tế góp phần quan trọng trong giao lưu kinh tế và phát triển du lịch giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Việt Nam có các tỉnh biên giới Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình , Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum với tổng diện tích tự nhiên hơn 154.000km2, tiếp giáp với các tỉnh biên giới của nước Lào gồm: Phông Xa Lỳ, Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Xa Van Na Khẹt, Xa La Van, Xê Kông và At Ta Pư có diện tích gần 150km2.
Do vậy, các hoạt động văn hóa, du lịch các tỉnh biên giới giữa hai dân tộc, hai nước có nhiều tương đồng tạo điều kiện cho hai nước phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa du lịch và có ý nghĩa động lực đối với phát triển du lịch của cả hai nước.
Hội thảo nhằm làm rõ vai trò, tiềm năng, cơ hội cũng như hiện trạng, những trở ngại khó khăn, thách thức để tìm ra giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch vùng biên giới Việt Nam-Lào theo hướng bền vững và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và văn hóa vùng biên giới, khắc sâu tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào.
Với những điều kiện thuận lợi như văn hóa, điều kiện sinh hoạt tương đồng và có đường biên giới tiếp giáp nhiều tỉnh nên hoạt động du lịch vùng biên giới Việt Nam-Lào đang có xu hướng tăng trưởng thuận lợi, mang lợi ích thiết thực về kinh tế, giao lưu văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tỉnh biên giới góp phần phát triển ngành du lịch hai nước.
Tại hội thảo, nhiều tham luận của tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An (Việt Nam), Khăm Muộn, Bô Ly Khăm Xay, Xiêng Khoảng (Lào), và các tham luận của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Vụ phát triển Du lịch Lào ...đã nêu lên các giải pháp nhằm thu hút lượng khánh trong khu vực biết đến văn hóa cũng như những địa chỉ du lịch hấp dẫn của hai nước Việt Nam-Lào.
Thời gian tới hai nước Việt Nam-Lào đẩy mạnh hơn nữa liên kết phát triển du lịch như: phát triển hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật, xây dựng các chính sách tạo điều kiện thuận lợi du khách, đặc biệt là hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch giữa hai nước.
Các tỉnh biên giới hai nước Việt Nam-Lào với nhiều di tích và danh thắng nổi tiếng, đồng thời là cửa ngõ đường bộ của Việt Nam với các nước ASEAN cũng như hướng tiếp cận du lịch Lào tới biển Đông Việt Nam trong tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây./.
Việt Nam có trên 2.000km đường biên giới với nước Lào. Dọc biên giới có nhiều cửa khẩu quốc tế góp phần quan trọng trong giao lưu kinh tế và phát triển du lịch giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Việt Nam có các tỉnh biên giới Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình , Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum với tổng diện tích tự nhiên hơn 154.000km2, tiếp giáp với các tỉnh biên giới của nước Lào gồm: Phông Xa Lỳ, Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Xa Van Na Khẹt, Xa La Van, Xê Kông và At Ta Pư có diện tích gần 150km2.
Do vậy, các hoạt động văn hóa, du lịch các tỉnh biên giới giữa hai dân tộc, hai nước có nhiều tương đồng tạo điều kiện cho hai nước phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa du lịch và có ý nghĩa động lực đối với phát triển du lịch của cả hai nước.
Hội thảo nhằm làm rõ vai trò, tiềm năng, cơ hội cũng như hiện trạng, những trở ngại khó khăn, thách thức để tìm ra giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch vùng biên giới Việt Nam-Lào theo hướng bền vững và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và văn hóa vùng biên giới, khắc sâu tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào.
Với những điều kiện thuận lợi như văn hóa, điều kiện sinh hoạt tương đồng và có đường biên giới tiếp giáp nhiều tỉnh nên hoạt động du lịch vùng biên giới Việt Nam-Lào đang có xu hướng tăng trưởng thuận lợi, mang lợi ích thiết thực về kinh tế, giao lưu văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tỉnh biên giới góp phần phát triển ngành du lịch hai nước.
Tại hội thảo, nhiều tham luận của tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An (Việt Nam), Khăm Muộn, Bô Ly Khăm Xay, Xiêng Khoảng (Lào), và các tham luận của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Vụ phát triển Du lịch Lào ...đã nêu lên các giải pháp nhằm thu hút lượng khánh trong khu vực biết đến văn hóa cũng như những địa chỉ du lịch hấp dẫn của hai nước Việt Nam-Lào.
Thời gian tới hai nước Việt Nam-Lào đẩy mạnh hơn nữa liên kết phát triển du lịch như: phát triển hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật, xây dựng các chính sách tạo điều kiện thuận lợi du khách, đặc biệt là hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch giữa hai nước.
Các tỉnh biên giới hai nước Việt Nam-Lào với nhiều di tích và danh thắng nổi tiếng, đồng thời là cửa ngõ đường bộ của Việt Nam với các nước ASEAN cũng như hướng tiếp cận du lịch Lào tới biển Đông Việt Nam trong tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây./.
Công Tường (TTXVN)