Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á tại Bangkok, ngày 30/5, "Hội nghị cấp cao Đông Á về Du lịch, Thương mại và Lữ hành" đã được tổ chức với chủ đề “Mở cửa biên giới: Thông qua du lịch, thương mại và lữ hành vực dậy tăng trưởng châu Á.”
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các tổ chức quốc tế, quan chức chính phủ và giới doanh nghiệp đều nhận định ASEAN có tiềm năng to lớn để phát triển ngành du lịch và lữ hành. Nhất thể hoá ASEAN là nguyện vọng chung của mọi người, cần phải thúc đẩy cân bằng và liên kết nội khối ASEAN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ASEAN có thể thu được lợi ích từ việc cơ cấu kinh tế của ASEAN, ngành du lịch cũng có thể hưởng lợi từ tiến trình này.
Hội nghị thống nhất cho rằng ngành du lịch góp phần tạo việc làm và kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo thống kê, cứ 36 lượt khách du lịch thì có thể tạo ra một việc làm mới. Thu nhập từ ngành du lịch đóng góp trực tiếp 4,6% GDP của ASEAN, nếu tính tới đóng góp gián tiếp thì tỷ trọng này có thể lên tới 10,9%. Ngành du lịch cũng trực tiếp tạo ra 9,3 triệu việc làm (chiếm 3,2% tổng số việc làm của ASEAN), đồng thời gián tiếp hỗ trợ giải quyết khoảng 25 triệu việc làm.
Theo Báo cáo về sức cạnh tranh ngành du lịch và lữ hành ASEAN năm 2012 được công bố tại hội nghị dựa trên chỉ số cạnh tranh so sánh giữa các nước, trong số 139 quốc gia được so sánh, Singapore đứng thứ 10, Malaysia đứng thứ 35, Thái Lan đứng thứ 41, Bruney đứng thứ 67, Indonesia đứng thứ 74, Việt Nam đứng thứ 80.
Báo cáo cho rằng ở hầu hết các nước ASEAN, tiềm năng du lịch mới chỉ khai thác được phần nhỏ do các hạn chế như không đủ cơ sở hạ tầng, cơ sở y tế thấp, quản lý môi trường yếu kém... Bên cạnh đó, thủ tục xin cấp thị thực rườm rà và lỗi thời đã cản trở tăng trưởng của ngành du lịch ASEAN.
Tổng Thư ký Hội đồng Thương mại và phát triển Liên hợp quốc Supachai khuyến cáo, trước tiên các nước ASEAN cần phải trao đổi thông tin và số liệu để khi một du khách đã qua được một cửa khẩu thì có thể đi qua các cửa khẩu khác mà không cần phải kiểm tra. Thứ hai là thời gian lưu trú tại mỗi nước ASEAN có thể khác nhau vì vậy đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa các nước. Thứ ba, việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào trước năm 2015 cũng có nghĩa là các nước ASEAN đều phải thực hiện tiêu chuẩn hóa các lĩnh vực như thương mại, vốn và nguồn nhân lực, cần phải xây dựng 7-8 khái niệm tiêu chuẩn.
Một trong những mục tiêu chính của “Chương trình Chiến lược phát triển du lịch ASEAN giai đoạn 2011-2015”, đã được Bộ trưởng Du lịch 10 nước ASEAN ký vào tháng Một vừa qua, là cấp “thị thực Senghen ASEAN" trong vòng năm năm, thực thi “du lịch ASEAN bằng một thị thực” đối với du khách ngoài khu vực. Một khi thị thực du lịch vào các nước ASEAN được thực hiện thống nhất, du khách các nước có thể thực hiện “du lịch vòng quanh ASEAN bằng một thị thực.”
Một số nước trong ASEAN đã nâng cấp hệ thống thị thực thông qua việc mở rộng hợp tác, gắn kết giữa các đơn vị du lịch và nâng cao trình độ công nghệ. Tháng 2/2012, Thái Lan và Campuchia đã bắt đầu cấp thị thực du lịch nhóm và dự kiến sẽ phổ biến dự án này sang Việt Nam và Lào trước cuối năm nay. Bên cạnh đó, hệ thống thị thực điện tử nội khối cũng là một trong những giải pháp cần xem xét. Hiện Campuchia đã thực hiện cấp thị thực điện tử, Myanmar cũng bắt đầu áp dụng hệ thống này từ tháng Ba năm nay./.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các tổ chức quốc tế, quan chức chính phủ và giới doanh nghiệp đều nhận định ASEAN có tiềm năng to lớn để phát triển ngành du lịch và lữ hành. Nhất thể hoá ASEAN là nguyện vọng chung của mọi người, cần phải thúc đẩy cân bằng và liên kết nội khối ASEAN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ASEAN có thể thu được lợi ích từ việc cơ cấu kinh tế của ASEAN, ngành du lịch cũng có thể hưởng lợi từ tiến trình này.
Hội nghị thống nhất cho rằng ngành du lịch góp phần tạo việc làm và kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo thống kê, cứ 36 lượt khách du lịch thì có thể tạo ra một việc làm mới. Thu nhập từ ngành du lịch đóng góp trực tiếp 4,6% GDP của ASEAN, nếu tính tới đóng góp gián tiếp thì tỷ trọng này có thể lên tới 10,9%. Ngành du lịch cũng trực tiếp tạo ra 9,3 triệu việc làm (chiếm 3,2% tổng số việc làm của ASEAN), đồng thời gián tiếp hỗ trợ giải quyết khoảng 25 triệu việc làm.
Theo Báo cáo về sức cạnh tranh ngành du lịch và lữ hành ASEAN năm 2012 được công bố tại hội nghị dựa trên chỉ số cạnh tranh so sánh giữa các nước, trong số 139 quốc gia được so sánh, Singapore đứng thứ 10, Malaysia đứng thứ 35, Thái Lan đứng thứ 41, Bruney đứng thứ 67, Indonesia đứng thứ 74, Việt Nam đứng thứ 80.
Báo cáo cho rằng ở hầu hết các nước ASEAN, tiềm năng du lịch mới chỉ khai thác được phần nhỏ do các hạn chế như không đủ cơ sở hạ tầng, cơ sở y tế thấp, quản lý môi trường yếu kém... Bên cạnh đó, thủ tục xin cấp thị thực rườm rà và lỗi thời đã cản trở tăng trưởng của ngành du lịch ASEAN.
Tổng Thư ký Hội đồng Thương mại và phát triển Liên hợp quốc Supachai khuyến cáo, trước tiên các nước ASEAN cần phải trao đổi thông tin và số liệu để khi một du khách đã qua được một cửa khẩu thì có thể đi qua các cửa khẩu khác mà không cần phải kiểm tra. Thứ hai là thời gian lưu trú tại mỗi nước ASEAN có thể khác nhau vì vậy đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa các nước. Thứ ba, việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào trước năm 2015 cũng có nghĩa là các nước ASEAN đều phải thực hiện tiêu chuẩn hóa các lĩnh vực như thương mại, vốn và nguồn nhân lực, cần phải xây dựng 7-8 khái niệm tiêu chuẩn.
Một trong những mục tiêu chính của “Chương trình Chiến lược phát triển du lịch ASEAN giai đoạn 2011-2015”, đã được Bộ trưởng Du lịch 10 nước ASEAN ký vào tháng Một vừa qua, là cấp “thị thực Senghen ASEAN" trong vòng năm năm, thực thi “du lịch ASEAN bằng một thị thực” đối với du khách ngoài khu vực. Một khi thị thực du lịch vào các nước ASEAN được thực hiện thống nhất, du khách các nước có thể thực hiện “du lịch vòng quanh ASEAN bằng một thị thực.”
Một số nước trong ASEAN đã nâng cấp hệ thống thị thực thông qua việc mở rộng hợp tác, gắn kết giữa các đơn vị du lịch và nâng cao trình độ công nghệ. Tháng 2/2012, Thái Lan và Campuchia đã bắt đầu cấp thị thực du lịch nhóm và dự kiến sẽ phổ biến dự án này sang Việt Nam và Lào trước cuối năm nay. Bên cạnh đó, hệ thống thị thực điện tử nội khối cũng là một trong những giải pháp cần xem xét. Hiện Campuchia đã thực hiện cấp thị thực điện tử, Myanmar cũng bắt đầu áp dụng hệ thống này từ tháng Ba năm nay./.
(TTXVN)