Theo mạng tin "Thời báo kinh tế" ngày 21/6, một nhóm các nước phát triển do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu đã bắt đầu các cuộc thảo luận tại văn phòng pháp lý Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về dự thảo chống hàng giả.
Hành động này đã bị các nước đang phát triển do Ấn Độ và Trung Quốc dẫn đầu phản đối vì dự thảo tẩy chay hiệp định quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) và hạn chế quyền tiếp cận các loại thuốc giá rẻ của các nước nghèo.
Hiệp định chống hàng giả thương mại (ACTA) được 11 nước tham gia đàm phán cố gắng tạo ra sự bảo hộ lớn hơn đối với quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về xuất nhập khẩu và hàng hóa quá cảnh. 11 nước và khu vực này gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Australia, Hàn Quốc, Canada, Mexico, Thụy Sĩ, New Zealand, Morocco và Singapore.
Một quan chức cho biết vấn đề này đã được bàn bạc tại một họp gần đây của ủy ban TRIPS - một diễn đàn thảo luận về các vấn đề sở hữu trí tuệ.
Một quan chức yêu cầu giấu tên cho biết tại cuộc họp của TRIPS, các thành viên ACTA đã bác bỏ quan điểm của các nước đang phát triển rằng dự thảo này sẽ bóp méo thương mại hợp pháp.
Quan chức này cho biết thêm ACTA rất cần thiết bởi chống hàng giả không còn là vấn đề riêng của những sản phẩm đắt tiền mà đã trở nên hết sức nghiêm trọng đối với các ngành sản xuất thương mại có phạm vi rộng như thuốc giả, thiết bị ôtô, máy bay và các sản phẩm khác, gây tác hại nguy hiểm đến sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc đã lên tiếng phản đối. ACTA đang có những vấn đề mâu thuẫn với hiệp định TRIPS. Dự thảo này nhấn mạnh tính linh hoạt mà các nước đang phát triển đang vận dụng để bảo vệ người nghèo trước những căn bệnh hiểm bằng việc mua lại các gốc thuốc (những loại thuốc đã hết hiệu lực bằng sáng chế ở nước sản xuất).
Một quan chức của phòng thương mại cho biết họ đang đấu tranh với EU tại WTO về vấn đề thu hồi những loại thuốc đặc hiệu của Ấn Độ đang xuất khấu sang các nước thứ 3 qua các cảng châu Âu. Hiệp định ACTA có thể dẫn đến việc các nước phát triển sẽ tước đi quyền tiếp cận các loại thuốc giá rẻ của người nghèo trên thế giới.
Các thành viên của thuộc nhóm các nước đang phát triển gồm Mauritius, Peru, Cuba, Bolivia, Ecuador, Ai Cập, Nam Phi, Brazil và các nước châu Phi./.
Hành động này đã bị các nước đang phát triển do Ấn Độ và Trung Quốc dẫn đầu phản đối vì dự thảo tẩy chay hiệp định quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) và hạn chế quyền tiếp cận các loại thuốc giá rẻ của các nước nghèo.
Hiệp định chống hàng giả thương mại (ACTA) được 11 nước tham gia đàm phán cố gắng tạo ra sự bảo hộ lớn hơn đối với quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về xuất nhập khẩu và hàng hóa quá cảnh. 11 nước và khu vực này gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Australia, Hàn Quốc, Canada, Mexico, Thụy Sĩ, New Zealand, Morocco và Singapore.
Một quan chức cho biết vấn đề này đã được bàn bạc tại một họp gần đây của ủy ban TRIPS - một diễn đàn thảo luận về các vấn đề sở hữu trí tuệ.
Một quan chức yêu cầu giấu tên cho biết tại cuộc họp của TRIPS, các thành viên ACTA đã bác bỏ quan điểm của các nước đang phát triển rằng dự thảo này sẽ bóp méo thương mại hợp pháp.
Quan chức này cho biết thêm ACTA rất cần thiết bởi chống hàng giả không còn là vấn đề riêng của những sản phẩm đắt tiền mà đã trở nên hết sức nghiêm trọng đối với các ngành sản xuất thương mại có phạm vi rộng như thuốc giả, thiết bị ôtô, máy bay và các sản phẩm khác, gây tác hại nguy hiểm đến sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc đã lên tiếng phản đối. ACTA đang có những vấn đề mâu thuẫn với hiệp định TRIPS. Dự thảo này nhấn mạnh tính linh hoạt mà các nước đang phát triển đang vận dụng để bảo vệ người nghèo trước những căn bệnh hiểm bằng việc mua lại các gốc thuốc (những loại thuốc đã hết hiệu lực bằng sáng chế ở nước sản xuất).
Một quan chức của phòng thương mại cho biết họ đang đấu tranh với EU tại WTO về vấn đề thu hồi những loại thuốc đặc hiệu của Ấn Độ đang xuất khấu sang các nước thứ 3 qua các cảng châu Âu. Hiệp định ACTA có thể dẫn đến việc các nước phát triển sẽ tước đi quyền tiếp cận các loại thuốc giá rẻ của người nghèo trên thế giới.
Các thành viên của thuộc nhóm các nước đang phát triển gồm Mauritius, Peru, Cuba, Bolivia, Ecuador, Ai Cập, Nam Phi, Brazil và các nước châu Phi./.
Ngô Hải (TTXVN/Vietnam+)