Chiều 31/8, Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội và Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức khánh thành đoạn tranh gốm độc đáo, phỏng theo các tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phái trên Con đường Gốm sứ ven sông Hồng - Quà tặng Thăng Long-Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi.
Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Bùi Xuân Phái (1920-2010), được sự đồng ý của gia đình cố họa sỹ, các nghệ sỹ thuộc công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội đã chuyển thể chín bức tranh sơn dầu vẽ "Phố cổ" của họa sỹ tài danh thành một bức tranh gắn gốm với bố cục chạy dài.
Bức tranh dài 19m, cao 1,5m được gắn trên tường đê ở ngã ba Nghi Tàm-Âu Cơ-Yên Phụ (Hà Nội).
"Phố cổ" là đề tài tâm huyết được cố họa sỹ Bùi Xuân Phái theo đuổi suốt cuộc đời nghệ thuật của mình.
Ông từng tâm sự: Hà Nội có rất nhiều vẻ đẹp mà mỗi vẻ đẹp lại thích hợp với mỗi người. Có những cái đẹp mới và có cả những cái đẹp cũ.
Thí dụ những phố cổ, và nhà cổ Việt Nam vào tranh rất dễ đẹp. Nhịp điệu của nó không đều đều như những căn nhà cao tầng, nhà lắp ghép. Chúng ta thấy có cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái lùi vào, cái nhô ra... Người vẽ về mặt tạo hình và bố cục có rất nhiều thuận lợi.
Về màu sắc nó mang nhiều màu thời gian, có nhiều mảng tường tưởng như là bẩn, nhưng lại rất đẹp đối với những ai biết nhìn thấy, biết khám phá... Nét loang lổ, những dấu vết thời gian ấy thêm vào óc tưởng tượng của người nghệ sỹ sẽ tạo ra những cái đẹp bất ngờ.
Vẽ phố cổ, nhà cổ Hà Nội mà quá nặng về ghi chép cho đúng thì tranh sẽ mang ít chất hội họa, về phần này nên nhường chỗ cho nhiếp ảnh hoặc điện ảnh. Cái đẹp của tranh, phần cốt yếu vẫn là phần sáng tạo của nghệ sỹ.
Theo nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân, Bùi Xuân Phái là người con ruột thịt của Hà Nội và được coi là họa sỹ số một của linh hồn thành phố.
Ông đã đeo đuổi đề tài tranh về phố Hà Nội trong gần một nửa thế kỷ, các bức tranh của ông chinh phục nhiều thế hệ người yêu hội họa trong nước và quốc tế./.
Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Bùi Xuân Phái (1920-2010), được sự đồng ý của gia đình cố họa sỹ, các nghệ sỹ thuộc công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội đã chuyển thể chín bức tranh sơn dầu vẽ "Phố cổ" của họa sỹ tài danh thành một bức tranh gắn gốm với bố cục chạy dài.
Bức tranh dài 19m, cao 1,5m được gắn trên tường đê ở ngã ba Nghi Tàm-Âu Cơ-Yên Phụ (Hà Nội).
"Phố cổ" là đề tài tâm huyết được cố họa sỹ Bùi Xuân Phái theo đuổi suốt cuộc đời nghệ thuật của mình.
Ông từng tâm sự: Hà Nội có rất nhiều vẻ đẹp mà mỗi vẻ đẹp lại thích hợp với mỗi người. Có những cái đẹp mới và có cả những cái đẹp cũ.
Thí dụ những phố cổ, và nhà cổ Việt Nam vào tranh rất dễ đẹp. Nhịp điệu của nó không đều đều như những căn nhà cao tầng, nhà lắp ghép. Chúng ta thấy có cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái lùi vào, cái nhô ra... Người vẽ về mặt tạo hình và bố cục có rất nhiều thuận lợi.
Về màu sắc nó mang nhiều màu thời gian, có nhiều mảng tường tưởng như là bẩn, nhưng lại rất đẹp đối với những ai biết nhìn thấy, biết khám phá... Nét loang lổ, những dấu vết thời gian ấy thêm vào óc tưởng tượng của người nghệ sỹ sẽ tạo ra những cái đẹp bất ngờ.
Vẽ phố cổ, nhà cổ Hà Nội mà quá nặng về ghi chép cho đúng thì tranh sẽ mang ít chất hội họa, về phần này nên nhường chỗ cho nhiếp ảnh hoặc điện ảnh. Cái đẹp của tranh, phần cốt yếu vẫn là phần sáng tạo của nghệ sỹ.
Theo nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân, Bùi Xuân Phái là người con ruột thịt của Hà Nội và được coi là họa sỹ số một của linh hồn thành phố.
Ông đã đeo đuổi đề tài tranh về phố Hà Nội trong gần một nửa thế kỷ, các bức tranh của ông chinh phục nhiều thế hệ người yêu hội họa trong nước và quốc tế./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)