Áp lực đòi Tổng thống Đức Christian Wulff đã ngày càng gia tăng, khi lần đầu tiên một chính khách cùng trong đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) với ông Wulff công khai lên tiếng đòi ông phải từ chức liên quan vụ vay tín dụng và đặc biệt là việc ông đe dọa báo chí định công khai vụ việc của ông.
Phát biểu trên báo "Thương mại trực tuyến," bà Vera Lengsfeld, nguyên nghị sỹ Quốc hội cho rằng ông Wulff đã trở thành một "nhân vật tiếu lâm" và "đại đa số dân chúng không thể coi ông là nghiêm túc nữa."
Bà khẳng định, mỗi giờ ông Wulff bám lấy chức vụ của mình là "có hại cho văn hóa dân chủ." Trước đó, nhiều chính khách đối lập đã lên tiếng đòi Tổng thống Wulff phải từ chức. Cư dân trên mạng đã nhại cách cư xử của ông, biến thành trò cười trên Internet.
Hiến pháp Đức quy định tổng thống CH Liên bang Đức là nguyên thủ quốc gia, tuy không có nhiều thực quyền như thủ tướng, với nhiệm vụ chính là đại diện cho nhà nước Đức, duy trì việc thực hiện nghiêm hiến pháp. Theo Đài truyền hình ARD, Tổng thống Wulff vẫn quyết định không từ chức./.
Phát biểu trên báo "Thương mại trực tuyến," bà Vera Lengsfeld, nguyên nghị sỹ Quốc hội cho rằng ông Wulff đã trở thành một "nhân vật tiếu lâm" và "đại đa số dân chúng không thể coi ông là nghiêm túc nữa."
Bà khẳng định, mỗi giờ ông Wulff bám lấy chức vụ của mình là "có hại cho văn hóa dân chủ." Trước đó, nhiều chính khách đối lập đã lên tiếng đòi Tổng thống Wulff phải từ chức. Cư dân trên mạng đã nhại cách cư xử của ông, biến thành trò cười trên Internet.
Hiến pháp Đức quy định tổng thống CH Liên bang Đức là nguyên thủ quốc gia, tuy không có nhiều thực quyền như thủ tướng, với nhiệm vụ chính là đại diện cho nhà nước Đức, duy trì việc thực hiện nghiêm hiến pháp. Theo Đài truyền hình ARD, Tổng thống Wulff vẫn quyết định không từ chức./.
(Vietnam+)