Ngày 26/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tìm cách trấn an dư luận sau khi Berlin dọa phong tỏa gói cứu trợ phối hợp giữa Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành cho Hy Lạp, gây tâm lý lo ngại Athens có thể vỡ nợ nếu không nhận được sự trợ giúp từ bên ngoài.
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Berlin của Đức, bà Merkel khẳng định Đức "sẽ giúp đỡ" Hy Lạp nếu Athens đáp ứng các điều kiện tiên quyết là tiếp tục các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" không chỉ trong năm nay mà trong nhiều năm tới nhằm vực dậy nền kinh tế nước này.
Thủ tướng Đức đề nghị các quan chức EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF, đang tham gia các cuộc đàm phán với giới chức Hy Lạp, hối thúc Athens đưa ra một kế hoạch hành động lâu dài và chi tiết nhằm kiểm soát tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước tăng vọt, trước khi đi đến giải pháp thích hợp để "kích hoạt" gói cứu trợ trị giá 60 tỷ USD này.
Với tín hiệu tích cực từ phía Đức, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp George Papakonstantinou cam kết Athens sẽ công bố những biện pháp và chính sách cụ thể tiếp theo nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách và nợ nhà nước ngay sau khi tiến trình đàm phán kết thúc.
Ông Papakonstantinou nhấn mạnh Hy Lạp quyết tâm giảm mạnh thâm hụt ngân sách trong những năm tới, kiểm soát nợ nhà nước và thực hiện những điều chỉnh cơ cấu cần thiết để khôi phục khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước này.
Vấn đề cứu trợ Hy Lạp hiện đang gây chia rẽ trong EU. Đức từng tuyên bố có thể phủ quyết gói cứu trợ EU/IMF bất chấp EU và IMF đã thông qua và Athens đã chính thức đề nghị "kích hoạt" gói cứu trợ này. Trong khi đó, Italy chỉ trích lập trường không khoan nhượng của Đức có thể gây mất ổn định cho toàn bộ khu vực đồng euro./.
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Berlin của Đức, bà Merkel khẳng định Đức "sẽ giúp đỡ" Hy Lạp nếu Athens đáp ứng các điều kiện tiên quyết là tiếp tục các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" không chỉ trong năm nay mà trong nhiều năm tới nhằm vực dậy nền kinh tế nước này.
Thủ tướng Đức đề nghị các quan chức EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF, đang tham gia các cuộc đàm phán với giới chức Hy Lạp, hối thúc Athens đưa ra một kế hoạch hành động lâu dài và chi tiết nhằm kiểm soát tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước tăng vọt, trước khi đi đến giải pháp thích hợp để "kích hoạt" gói cứu trợ trị giá 60 tỷ USD này.
Với tín hiệu tích cực từ phía Đức, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp George Papakonstantinou cam kết Athens sẽ công bố những biện pháp và chính sách cụ thể tiếp theo nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách và nợ nhà nước ngay sau khi tiến trình đàm phán kết thúc.
Ông Papakonstantinou nhấn mạnh Hy Lạp quyết tâm giảm mạnh thâm hụt ngân sách trong những năm tới, kiểm soát nợ nhà nước và thực hiện những điều chỉnh cơ cấu cần thiết để khôi phục khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước này.
Vấn đề cứu trợ Hy Lạp hiện đang gây chia rẽ trong EU. Đức từng tuyên bố có thể phủ quyết gói cứu trợ EU/IMF bất chấp EU và IMF đã thông qua và Athens đã chính thức đề nghị "kích hoạt" gói cứu trợ này. Trong khi đó, Italy chỉ trích lập trường không khoan nhượng của Đức có thể gây mất ổn định cho toàn bộ khu vực đồng euro./.
(TTXVN/Vietnam+)