Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên-Huế thông qua Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện thành công dự án "Hỗ trợ nhân rộng mô hình xử lý vấn nạn bèo tây bằng chế phẩm sinh học Micromix-3 thành phân hữu cơ sinh học ".
Dự án được triển khai trước thực trạng tại Thừa Thiên - Huế, bèo tây phát triển mạnh quá mức trên các ao hồ, sông suối, gây cản trở dòng chảy, ảnh hưởng sinh hoạt và cuộc sống của người dân trong khu vực. Tại các huyện, thị xã như Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc..., bèo tây phát triển và sinh sản nhanh làm nghẽn ao hồ, kênh rạch, sông; gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến hệ động thực vật tự nhiên của môi trường nước.
Các địa phương trong tỉnh phải tiêu tốn hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho việc vớt bèo, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ, nhằm hạn chế việc sập cầu cống do bèo, rác vướng vào.
Bèo tây sau khi vớt lên đưa vào các đống ủ đảm bảo đạt khối lượng, quá trình xới đảo kết hợp bổ sung chế phẩm Micromic-3 theo quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn; thời gian thực hiện vào khoảng tháng 5-8 trong năm (theo dương lịch) là thuận lợi nhất.
Trong thời gian từ 1-3 tháng, đống ủ đạt yêu cầu, độ hoai mục và phân hủy của đống ủ tốt. Từ kết quả của các mô hình phân tán và trình diễn trong vùng dự án, bước đầu đã có 250 hộ dân đã tiếp cận được quy trình kỹ thuật, cũng như lợi ích sử dụng chế phẩm Micromic-3 để biến bèo tây thành phân bón hữu cơ sinh học tại chỗ, sử dụng cho sản xuất nông nghiệp của gia đình.
Hiện tại trong vùng dự án, hầu hết người dân sử dụng phân hữu cơ sinh học trong quá trình trồng rau màu là chính, một số ít dùng trong trồng hoa như xã Thủy Vân và Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) và trồng cây cảnh, bón phân cho lúa ở xã Hương Vinh (thị xã Hương Trà); thị trấn Phú Đa và xã Vinh Thái (huyện Phú Vang).
Theo phản ảnh của người dân, sau khi hoa màu được bón bằng phân hữu cơ sinh học thì có tốc độ tăng trưởng tốt, ít sâu bệnh, sản phẩm có chất lượng và cho hiệu quả cao về sản lượng.
Riêng về trồng hoa, cây sinh trưởng tốt, cho ra hoa đẹp (màu hoa đẹp, tươi thắm, bộ lá tốt, sẫm màu và nhiều hoa hơn), không thấy tình trạng sâu hại cây.
Đáng chú ý, trong khi phân hữu cơ sinh học trên thị trường có giá thấp nhất là 1.500 đồng thì phân hữu cơ sinh học sử dụng chế phẩm Micromic-3 chế biến từ bèo tây chỉ có 860 đồng/kg; quy ra, mỗi tấn phân người nông dân tiết kiệm được 860.000 đồng.
Theo thống kê của các cấp hội nông dân trong vùng dự án, đã có 1.522m3 bèo tây được vớt lên từ các ao, hồ, sông ở địa phương; sau khi xử lý cho ra gần 254 tấn phân hữu cơ sinh học đảm bảo yêu cầu.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên-Huế đề nghị chính quyền các địa phương quan tâm, hỗ trợ cho người dân thêm về chế phẩm sinh học Micromix-3 góp phần thúc đẩy việc nhân rộng mô hình này. Nhờ đó, hiệu quả sẽ được nhân đôi khi nông dân có thêm phân hữu cơ sinh học để cải tạo đất và môi trường nước cũng được cải thiện đáng kể./.
Dự án được triển khai trước thực trạng tại Thừa Thiên - Huế, bèo tây phát triển mạnh quá mức trên các ao hồ, sông suối, gây cản trở dòng chảy, ảnh hưởng sinh hoạt và cuộc sống của người dân trong khu vực. Tại các huyện, thị xã như Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc..., bèo tây phát triển và sinh sản nhanh làm nghẽn ao hồ, kênh rạch, sông; gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến hệ động thực vật tự nhiên của môi trường nước.
Các địa phương trong tỉnh phải tiêu tốn hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho việc vớt bèo, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ, nhằm hạn chế việc sập cầu cống do bèo, rác vướng vào.
Bèo tây sau khi vớt lên đưa vào các đống ủ đảm bảo đạt khối lượng, quá trình xới đảo kết hợp bổ sung chế phẩm Micromic-3 theo quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn; thời gian thực hiện vào khoảng tháng 5-8 trong năm (theo dương lịch) là thuận lợi nhất.
Trong thời gian từ 1-3 tháng, đống ủ đạt yêu cầu, độ hoai mục và phân hủy của đống ủ tốt. Từ kết quả của các mô hình phân tán và trình diễn trong vùng dự án, bước đầu đã có 250 hộ dân đã tiếp cận được quy trình kỹ thuật, cũng như lợi ích sử dụng chế phẩm Micromic-3 để biến bèo tây thành phân bón hữu cơ sinh học tại chỗ, sử dụng cho sản xuất nông nghiệp của gia đình.
Hiện tại trong vùng dự án, hầu hết người dân sử dụng phân hữu cơ sinh học trong quá trình trồng rau màu là chính, một số ít dùng trong trồng hoa như xã Thủy Vân và Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) và trồng cây cảnh, bón phân cho lúa ở xã Hương Vinh (thị xã Hương Trà); thị trấn Phú Đa và xã Vinh Thái (huyện Phú Vang).
Theo phản ảnh của người dân, sau khi hoa màu được bón bằng phân hữu cơ sinh học thì có tốc độ tăng trưởng tốt, ít sâu bệnh, sản phẩm có chất lượng và cho hiệu quả cao về sản lượng.
Riêng về trồng hoa, cây sinh trưởng tốt, cho ra hoa đẹp (màu hoa đẹp, tươi thắm, bộ lá tốt, sẫm màu và nhiều hoa hơn), không thấy tình trạng sâu hại cây.
Đáng chú ý, trong khi phân hữu cơ sinh học trên thị trường có giá thấp nhất là 1.500 đồng thì phân hữu cơ sinh học sử dụng chế phẩm Micromic-3 chế biến từ bèo tây chỉ có 860 đồng/kg; quy ra, mỗi tấn phân người nông dân tiết kiệm được 860.000 đồng.
Theo thống kê của các cấp hội nông dân trong vùng dự án, đã có 1.522m3 bèo tây được vớt lên từ các ao, hồ, sông ở địa phương; sau khi xử lý cho ra gần 254 tấn phân hữu cơ sinh học đảm bảo yêu cầu.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên-Huế đề nghị chính quyền các địa phương quan tâm, hỗ trợ cho người dân thêm về chế phẩm sinh học Micromix-3 góp phần thúc đẩy việc nhân rộng mô hình này. Nhờ đó, hiệu quả sẽ được nhân đôi khi nông dân có thêm phân hữu cơ sinh học để cải tạo đất và môi trường nước cũng được cải thiện đáng kể./.
Quốc Việt (TTXVN)