Đại hội thể thao thế giới dành cho người khuyết tật 2012 đã khép lại, chính thức khẳng định việc tổ chức thành công Olympic và Paralympic London của nước chủ nhà Anh.
Nước Anh nói chung và các doanh nghiệp nói riêng "được" gì và "mất" gì khi "xứ sở sương mù" đăng cai hai sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này?
Thủ đô London chính thức được trao quyền đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic vào năm 2005, trong bối cảnh có rất nhiều người nghi ngờ về chi phí và công tác đảm bảo an ninh cho hai sự kiện này cũng như khả năng của hệ thống giao thông của thành phố vốn luôn phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn liệu có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân cũng như của hàng triệu du khách đổ về đây trong dịp này.
Nhưng với những gì đã diễn ra có thể nói Olympic và Paralympic 2012 là một thành công lớn và những nhà tổ chức xứng đáng nhận được những lời khen ngợi vì đã điều hành hiệu quả cả hai sự kiện. Chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympic và Paralympic London, Sebastian Coe, cũng đã rất vui mừng khi khẳng định sự thành công này mặc dù ông cho rằng "không có gì làm tôi ngạc nhiên trong suốt chặng đường vừa qua, ngay cả trong những ngày mà có rất nhiều người cảm thấy không vui và không tin tưởng vào những gì chúng tôi sẽ làm được."
Cái "được" đầu tiên của Anh đó là vị trí thứ ba trên bảng tổng sắp huy chương Olympic với 65 huy chương các loại, trong đó có 29 huy chương vàng, vượt qua mục tiêu mà nước này đặt ra là đứng trong Top 4 với 48 huy chương. Đây cũng là thành tích tốt nhất mà Anh giành được trong vòng 104 năm qua kể từ khi thủ đô London lần đầu tiên được đăng cai Thế vận hội Olympic năm 1908.
Mặc dù chỉ đứng thứ ba chung cuộc tại Paralympic 2012 so với vị trí thứ hai tại Paralympic Bắc Kinh cách đây bốn năm nhưng nước chủ nhà Anh cũng đã vượt xa mục tiêu 103 huy chương đặt ra với 120 huy chương các loại, trong đó có 34 huy chương vàng.
Cái "được" thứ hai là số vé bán ra của Olympic và Paralympic. Trong chuyến thăm Anh trong thời gian diễn ra Olympic, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lên tiếng chê có nhiều ghế của khán giả bị bỏ trống trong các trận thi đấu. Thế nhưng con số kỷ lục hơn 8 triệu vé Olympic cùng với 2,7 triệu vé Paralympic được bán ra có lẽ sẽ khiến ông Hollande phải nghĩ lại.
[Thủ đô London lưu luyến tạm biệt Paralympic 2012]
Trước khi Olympic 2012 diễn ra, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Mitt Romney, người đã từng đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành Thế vận hội mùa Đông Atlanta năm 1996, cũng lên tiếng chê công tác chuẩn bị của nước chủ nhà, trong đó có công tác an ninh khi mà công ty an ninh tư nhân G4S không thể cung cấp đủ số nhân viên theo hợp đồng đã ký kết với chính phủ. Điều này cũng dễ hiểu bởi an ninh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nước đăng cai các sự kiện lớn như thế này.
Với việc Bộ Quốc phòng Anh huy động tới 18.200 bĩnh sĩ bù lấp vào thiếu hụt nhân viên của G4S, cả Olympic và Paralympic đã được đảm bảo an toàn và không có bất cứ sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Đây có thể coi là một cái "được" nữa đối với nước chủ nhà khi mà nhiều người từng lo ngại các địa điểm thi đấu có thể là mục tiêu tấn công của các phần tử khủng bố.
Olympic London 2012 đã tiêu tốn 9,3 tỷ bảng (khoảng 14 tỷ USD) của Chính phủ Anh, tuy nhiên những lợi ích kinh tế mà sự kiện này đã, đang và sẽ mang lại cho nước này còn lớn hơn nhiều. Theo một nghiên cứu của Tập đoàn Lloyds Banking, Olympic sẽ mang lại cho nền kinh tế Anh 16,5 tỷ bảng và tạo ra khoảng 62.200 việc làm cho người lao động.
Khoản lợi nhuận này được tính từ năm 2005 đến năm 2017, tức là từ khi Anh chính thức được nhận quyền đăng cai Olympic đến 5 năm sau khi Thế vận hội kết thúc và chủ yếu đến từ việc xây dựng các công trình phục vụ Olympic và thúc đẩy phát triển du lịch. Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã từng khẳng định Thế vận hội sẽ mang lại cú hích hơn 13 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh trong vòng bốn năm tới.
Nhưng cái "được" lớn nhất của Anh có lẽ là uy tín của nước này đã tăng đáng kể sau Olympic và Paralympic. Những hình ảnh về một đất nước tươi đẹp, về các sự kiện trong khuôn khổ Olympic và nền văn hóa đa dạng và đặc sắc đã được hơn 4,8 tỷ người theo dõi qua truyền hình. Riêng Lễ khai mạc Olympic tối 27/7 đã thu hút khoảng 900 triệu khán giả truyền hình trên khắp thế giới.
Sự nhiệt tình và vui tính của 70.000 tình nguyện viên đến từ khắp nơi trên khắp nước Anh chắc chắn cũng đã làm hài lòng và để lại những ấn tượng đẹp trong lòng rất nhiều người, nếu không muốn nói là tất cả, trong số hàng triệu du khách nước ngoài, cũng như gần 24.500 vận động viên và quan chức tham dự Olympic và Paralympic.
Tuy nhiên, Olympic và Paralympic không chỉ là một "màu hồng" đối với Anh và các doanh nghiệp nước này khi mà các công ty du lịch và bán lẻ đều thông báo có doanh thu sụt giảm do ảnh hưởng từ hai sự kiện thể thao này. Mặc dù Anh chịu ảnh hưởng ít hơn so với các nước từng làm chủ nhà khác, nhưng số lượng khách du lịch đến "xứ sở sương mù" vẫn giảm mạnh khiến cho các công ty so sánh London như một "thành phố ma".
Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy có tới 66% trong số 250 công ty du lịch được hỏi có doanh thu sụt giảm đáng kể trong thời gian từ 23/7 đến 12/8 so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù Thế vận hội thu hút 100.000 du khách tới London mỗi ngày, nhiều hơn so với các kỳ Olympic trước, nhưng theo Hiệp hội Lữ hành châu Âu (ETOA), thì con số này thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm của mùa hè bình thường là 300.000 người/ngày.
Doanh thu của các hãng taxi, quán bar, nhà hàng, rạp hát và bảo tàng cũng bị giảm trong dịp diễn ra Olympic. Hiệp hội tài xế tắc xi cho biết việc kinh doanh đã giảm khoảng 20%-40% tùy vào thời điểm trong ngày, trong khi số lượng khách đến thăm các bảo tàng và các địa điểm nổi tiếng ở London cũng giảm 30-35% so với năm ngoái.
Trong khi đó, báo cáo của Hiệp hội bán lẻ Anh (BRC) cũng cho thấy doanh số bán lẻ của nước này đã giảm 0,4% trong tháng 8. Nguyên nhân là do nhiều người dân ở London và các khách du lịch thuần túy đã "tránh xa" trung tâm thủ đô do được cảnh báo về việc đi lại khó khăn.
Nhìn một cách tổng thể thì rõ ràng nước Anh đã "được" nhiều hơn "mất" khi đăng cai Olympic và Paralympic 2012. Vấn đề là những cái "được" này liệu có thể "tạo niềm cảm hứng cho một thế hệ" để đưa đất nước này tiếp tục phát triển cả trong lĩnh vực thể thao và kinh tế trong thời gian tới hay không?./.
Nước Anh nói chung và các doanh nghiệp nói riêng "được" gì và "mất" gì khi "xứ sở sương mù" đăng cai hai sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này?
Thủ đô London chính thức được trao quyền đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic vào năm 2005, trong bối cảnh có rất nhiều người nghi ngờ về chi phí và công tác đảm bảo an ninh cho hai sự kiện này cũng như khả năng của hệ thống giao thông của thành phố vốn luôn phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn liệu có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân cũng như của hàng triệu du khách đổ về đây trong dịp này.
Nhưng với những gì đã diễn ra có thể nói Olympic và Paralympic 2012 là một thành công lớn và những nhà tổ chức xứng đáng nhận được những lời khen ngợi vì đã điều hành hiệu quả cả hai sự kiện. Chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympic và Paralympic London, Sebastian Coe, cũng đã rất vui mừng khi khẳng định sự thành công này mặc dù ông cho rằng "không có gì làm tôi ngạc nhiên trong suốt chặng đường vừa qua, ngay cả trong những ngày mà có rất nhiều người cảm thấy không vui và không tin tưởng vào những gì chúng tôi sẽ làm được."
Cái "được" đầu tiên của Anh đó là vị trí thứ ba trên bảng tổng sắp huy chương Olympic với 65 huy chương các loại, trong đó có 29 huy chương vàng, vượt qua mục tiêu mà nước này đặt ra là đứng trong Top 4 với 48 huy chương. Đây cũng là thành tích tốt nhất mà Anh giành được trong vòng 104 năm qua kể từ khi thủ đô London lần đầu tiên được đăng cai Thế vận hội Olympic năm 1908.
Mặc dù chỉ đứng thứ ba chung cuộc tại Paralympic 2012 so với vị trí thứ hai tại Paralympic Bắc Kinh cách đây bốn năm nhưng nước chủ nhà Anh cũng đã vượt xa mục tiêu 103 huy chương đặt ra với 120 huy chương các loại, trong đó có 34 huy chương vàng.
Cái "được" thứ hai là số vé bán ra của Olympic và Paralympic. Trong chuyến thăm Anh trong thời gian diễn ra Olympic, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lên tiếng chê có nhiều ghế của khán giả bị bỏ trống trong các trận thi đấu. Thế nhưng con số kỷ lục hơn 8 triệu vé Olympic cùng với 2,7 triệu vé Paralympic được bán ra có lẽ sẽ khiến ông Hollande phải nghĩ lại.
[Thủ đô London lưu luyến tạm biệt Paralympic 2012]
Trước khi Olympic 2012 diễn ra, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Mitt Romney, người đã từng đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành Thế vận hội mùa Đông Atlanta năm 1996, cũng lên tiếng chê công tác chuẩn bị của nước chủ nhà, trong đó có công tác an ninh khi mà công ty an ninh tư nhân G4S không thể cung cấp đủ số nhân viên theo hợp đồng đã ký kết với chính phủ. Điều này cũng dễ hiểu bởi an ninh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nước đăng cai các sự kiện lớn như thế này.
Với việc Bộ Quốc phòng Anh huy động tới 18.200 bĩnh sĩ bù lấp vào thiếu hụt nhân viên của G4S, cả Olympic và Paralympic đã được đảm bảo an toàn và không có bất cứ sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Đây có thể coi là một cái "được" nữa đối với nước chủ nhà khi mà nhiều người từng lo ngại các địa điểm thi đấu có thể là mục tiêu tấn công của các phần tử khủng bố.
Olympic London 2012 đã tiêu tốn 9,3 tỷ bảng (khoảng 14 tỷ USD) của Chính phủ Anh, tuy nhiên những lợi ích kinh tế mà sự kiện này đã, đang và sẽ mang lại cho nước này còn lớn hơn nhiều. Theo một nghiên cứu của Tập đoàn Lloyds Banking, Olympic sẽ mang lại cho nền kinh tế Anh 16,5 tỷ bảng và tạo ra khoảng 62.200 việc làm cho người lao động.
Khoản lợi nhuận này được tính từ năm 2005 đến năm 2017, tức là từ khi Anh chính thức được nhận quyền đăng cai Olympic đến 5 năm sau khi Thế vận hội kết thúc và chủ yếu đến từ việc xây dựng các công trình phục vụ Olympic và thúc đẩy phát triển du lịch. Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã từng khẳng định Thế vận hội sẽ mang lại cú hích hơn 13 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh trong vòng bốn năm tới.
Nhưng cái "được" lớn nhất của Anh có lẽ là uy tín của nước này đã tăng đáng kể sau Olympic và Paralympic. Những hình ảnh về một đất nước tươi đẹp, về các sự kiện trong khuôn khổ Olympic và nền văn hóa đa dạng và đặc sắc đã được hơn 4,8 tỷ người theo dõi qua truyền hình. Riêng Lễ khai mạc Olympic tối 27/7 đã thu hút khoảng 900 triệu khán giả truyền hình trên khắp thế giới.
Sự nhiệt tình và vui tính của 70.000 tình nguyện viên đến từ khắp nơi trên khắp nước Anh chắc chắn cũng đã làm hài lòng và để lại những ấn tượng đẹp trong lòng rất nhiều người, nếu không muốn nói là tất cả, trong số hàng triệu du khách nước ngoài, cũng như gần 24.500 vận động viên và quan chức tham dự Olympic và Paralympic.
Tuy nhiên, Olympic và Paralympic không chỉ là một "màu hồng" đối với Anh và các doanh nghiệp nước này khi mà các công ty du lịch và bán lẻ đều thông báo có doanh thu sụt giảm do ảnh hưởng từ hai sự kiện thể thao này. Mặc dù Anh chịu ảnh hưởng ít hơn so với các nước từng làm chủ nhà khác, nhưng số lượng khách du lịch đến "xứ sở sương mù" vẫn giảm mạnh khiến cho các công ty so sánh London như một "thành phố ma".
Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy có tới 66% trong số 250 công ty du lịch được hỏi có doanh thu sụt giảm đáng kể trong thời gian từ 23/7 đến 12/8 so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù Thế vận hội thu hút 100.000 du khách tới London mỗi ngày, nhiều hơn so với các kỳ Olympic trước, nhưng theo Hiệp hội Lữ hành châu Âu (ETOA), thì con số này thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm của mùa hè bình thường là 300.000 người/ngày.
Doanh thu của các hãng taxi, quán bar, nhà hàng, rạp hát và bảo tàng cũng bị giảm trong dịp diễn ra Olympic. Hiệp hội tài xế tắc xi cho biết việc kinh doanh đã giảm khoảng 20%-40% tùy vào thời điểm trong ngày, trong khi số lượng khách đến thăm các bảo tàng và các địa điểm nổi tiếng ở London cũng giảm 30-35% so với năm ngoái.
Trong khi đó, báo cáo của Hiệp hội bán lẻ Anh (BRC) cũng cho thấy doanh số bán lẻ của nước này đã giảm 0,4% trong tháng 8. Nguyên nhân là do nhiều người dân ở London và các khách du lịch thuần túy đã "tránh xa" trung tâm thủ đô do được cảnh báo về việc đi lại khó khăn.
Nhìn một cách tổng thể thì rõ ràng nước Anh đã "được" nhiều hơn "mất" khi đăng cai Olympic và Paralympic 2012. Vấn đề là những cái "được" này liệu có thể "tạo niềm cảm hứng cho một thế hệ" để đưa đất nước này tiếp tục phát triển cả trong lĩnh vực thể thao và kinh tế trong thời gian tới hay không?./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)