Sáng 8/6, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Quốc hội cho ý kiến vào Dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh.
Các đại biểu tập trung làm rõ sự cần thiết đầu tư dự án; phân tích những điều kiện khả thi để đảm bảo việc triển khai dự án; xác định điểm bắt đầu triển khai dự án và hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án…
Nhiều đại biểu khác bày tỏ đồng tình với chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án đáp ứng nhu cầu lưu thông giữa hai miền, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất nước, góp phần tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, kích cầu sản xuất trong nước như ximăng, sắt thép, tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân.
Đại biểu Lương Phan Cừ (Đắk Nông) nhấn mạnh việc đầu tư dự án là cần thiết, bởi giao thông là huyết mạch của đất nước, giao thông phải đi trước một bước. Trong bối cảnh hạ tầng giao thông đang quá tải, thực tiễn đòi hỏi cách đầu tư dài hơi, hiệu quả hơn.
Theo đại biểu, có giao thông thuận tiện sẽ phát triển được tiềm năng du lịch của đất nước, đánh thức các vùng quê còn khó khăn, dự án còn thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước...
Đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng, xét về hiệu quả kinh tế, tuy rằng đường sắt thu hồi vốn chậm nhưng có tác dụng lan tỏa cho sự phát triển của đất nước.
Đại biểu đề nghị ngay từ bây giờ nên thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, nên rút ngắn thời gian hoàn thành dự án, bởi đặc thù của đường sắt là bao giờ thông tuyến mới phát huy hiệu quả.
Các đại biểu tập trung làm rõ sự cần thiết đầu tư dự án; phân tích những điều kiện khả thi để đảm bảo việc triển khai dự án; xác định điểm bắt đầu triển khai dự án và hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án…
Nhiều đại biểu khác bày tỏ đồng tình với chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án đáp ứng nhu cầu lưu thông giữa hai miền, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất nước, góp phần tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, kích cầu sản xuất trong nước như ximăng, sắt thép, tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân.
Đại biểu Lương Phan Cừ (Đắk Nông) nhấn mạnh việc đầu tư dự án là cần thiết, bởi giao thông là huyết mạch của đất nước, giao thông phải đi trước một bước. Trong bối cảnh hạ tầng giao thông đang quá tải, thực tiễn đòi hỏi cách đầu tư dài hơi, hiệu quả hơn.
Theo đại biểu, có giao thông thuận tiện sẽ phát triển được tiềm năng du lịch của đất nước, đánh thức các vùng quê còn khó khăn, dự án còn thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước...
Đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng, xét về hiệu quả kinh tế, tuy rằng đường sắt thu hồi vốn chậm nhưng có tác dụng lan tỏa cho sự phát triển của đất nước.
Đại biểu đề nghị ngay từ bây giờ nên thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, nên rút ngắn thời gian hoàn thành dự án, bởi đặc thù của đường sắt là bao giờ thông tuyến mới phát huy hiệu quả.
Đại biểu Thanh nêu rõ trong dự án của Chính phủ không đề cập đến cầu vượt, hầm chui và rào chắn sẽ chiếm khoảng gần 10 tỷ USD đầu tư, và đề nghị Chính phủ đưa các hạng mục trên vào dự án.
Đại biểu Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) nhất trí cho rằng đây là chủ trương đúng đắn, nếu làm hiệu quả thì không sợ phải đi vay vốn. Ngoài ra, cần chú trọng công tác quản lý vốn, cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện dự án trong năm năm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và nên làm đoạn Hà Nội-Vinh, Nha Trang-Thành phố Hồ Chí Minh trước.
Một số đại biểu đề nghị thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc tại Kỳ họp này với nội dung như Chính phủ trình.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng gặp phải không ít ý kiến phản đối của đại biểu Quốc hội. Một số đại biểu đề nghị cân nhắc sự cần thiết xây dựng đường sắt cao tốc trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp và cần dùng cho nhiều việc khác.
Các đại biểu đặt câu hỏi "dự án với số vốn lớn như vậy, liệu ngân sách có gánh nổi không" và đề nghị cung cấp thêm thông tin về kinh tế, về vốn, quy hoạch... liên quan đến dự án. Dự án tạo ra viễn cảnh rất hiện đại, nhưng hiệu quả vẫn còn mờ nhạt.
Nguồn vốn lớn như vậy có thể sử dụng để đầu tư, nâng cấp giao thông cho các vùng nghèo, vùng khó khăn thì sẽ hiệu quả hơn. Đầu tư cho một tuyến đường như thế này là lãng phí, không hiệu quả trong khi đất nước còn nghèo.
Đại biểu Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc) cho rằng việc kéo dài thời gian thi công đến 23 năm là quá dài. Nên kéo dài thời gian xây dựng phương án, lập dự toán và rút ngắn thời gian thi công. Cần giảm bớt số ga, bởi sẽ ảnh hưởng tới tốc độ và hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, đại biểu đề nghị ở kỳ họp này chỉ nên đồng ý về chủ trương, làm cơ sở pháp lý để Chính phủ lập báo cáo khả thi. Sau khi có báo cáo nghiên cứu khả thi được lập tỷ mỷ, chính xác, Quốc hội mới nên cho ý kiến.
Đại biểu Sùng Thị Chư (Yên Bái) cho rằng dự án kéo dài trong 23 năm, hiệu quả kinh tế không cao, vé lại đắt gần bằng máy bay nên không phải người dân nào cũng có thể đi. “Dự án là cần thiết những chưa phải cấp thiết, chưa nên đề cập tới trong nhiệm kỳ Quốc hội này," đại biểu Chư nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Văn Thuận (Quảng Nam) cũng đánh giá cao dự án nhưng đề nghị chưa nên làm ngay mà nên để đến năm 2020, khi Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Đại biểu cho biết lý do chưa ủng hộ dự án là cần phải xét về tiềm lực kinh tế và năng lực quản lý điều hành của đất nước hiện nay.
Đại biểu kiến nghị dừng chưa xem xét dự án và tập trung mọi nguồn lực để giải quyết triệt để vấn nạn ách tắc giao thông ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cải tạo đường giao thông và hệ thống đường sắt Bắc Nam...
Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) cho rằng Việt Nam còn nghèo, nhiều công trình phục vụ cho phát triển còn hạn chế, nên đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, giải quyết ách tắc giao thông và nên đầu tư cho phong điện bởi Việt Nam có bờ biển dài với nhiều lợi thế.
Đại biểu đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nên nghiên cứu cải thiện tuyến đường sắt cũ cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam trong vài chục năm tới. Dự án này nên thực hiện khi thu nhập bình quân dầu người ở Việt Nam khoảng 3.000 USD...
Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về nội dung này./.
Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)