Thật không dễ để đưa năng lượng tái tạo như gió hay Mặt Trời trở thành nguồn năng lượng chính cho ngành đường sắt, song đây là mục tiêu của tập đoàn đường sắt quốc gia Đức Deutsche Bahn, bởi một lý do đơn giản, đó là mong muốn và là mệnh lệnh của "thượng đế."
Deutsche Bahn cho biết sẽ tăng thị phần của năng lượng tái tạo vào lượng điện cung cấp cho xe lửa của tập đoàn từ 20% hiện nay lên 28% vào năm 2014 và thay thế hoàn toàn bằng năng lượng sạch vào năm 2050.
Giám đốc điều hành Deutsche Bahn Energie, Hans-Juergen Witschke, nói: "Người tiêu dùng Đức muốn chúng tôi tránh xa năng lượng hạt nhân và sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn nữa. Tất nhiên là chúng tôi phải biến mong muốn của khách hàng thành hiện thực."
Để thực hiện mục tiêu trên, Deutsche Bahn đang điều hành hai tổ hợp điện gió tại Brandenburg . Và trong tháng 7/2011, tập đoàn đường sắt này đã ký một thỏa thuận trị giá 1,3 tỷ euro với hãng RWE để sản xuất 900 triệu kW/giờ/năm từ 14 nhà máy thủy điện.
Trên thực tế, tại Đức xu hướng sử dụng ngày càng nhiều năng lượng "xanh" đã xuất hiện trước khi xảy ra sự cố nghiêm trọng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản. Song, sau thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3, Chính phủ Đức đã quyết định dứt khoát quay lưng lại với năng lượng hạt nhân bằng việc đóng cửa 8 nhà máy hạt nhân tại nước này và 9 cơ sở khác vào năm 2022.
Mặc dù hiện nay, ngành đường sắt Đức đang phụ thuộc lớn vào điện hạt nhân song ông Witschke khẳng định: "Bảo vệ môi trường đang trở thành một vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với lĩnh vực giao thông vận tải. Do đó, dù chi phí để sử dụng năng lượng tái tạo có thể đắt đỏ hơn, nhưng chúng tôi tin rằng việc cắt giảm lượng khí thải các-bon sẽ trở thành một thế mạnh cạnh tranh của chúng tôi trên thị trường."
Tuy nhiên, một số nhà phân tích tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho ngành đường sắt, trong bối cảnh vẫn chưa có nguồn dự trữ khả dĩ. Nhiều người đặt câu hỏi: "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có gió?"
Trả lời về vấn đề này, ông Witschke nói: "Chúng tôi vẫn đang trong quá trình học hỏi và chúng tôi cũng đang phải đối mặt với thách thức sẽ làm gì nếu không có gió. Song, kinh nghiệm thực tế cho thấy việc có thừa gió mà lại thiếu tuốcbin thì còn nghiêm trọng hơn nhiều."
Đức được coi là một trong số ít những quốc gia có chiến lược "kinh tế xanh" đầu tiên trên thế giới. Theo đó, nước này đang nỗ lực để trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
Bộ Môi trường Đức đã công bố Bản lộ trình phác thảo tiến trình thực hiện các kế hoạch hướng tới một nền kinh tế sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo. Bản lộ trình này đã nêu ra nhiều biện pháp, kế hoạch nâng cao hiệu suất năng lượng, trong đó, có việc xây dựng mạng lưới "điện thông minh," giảm tiêu thụ điện năng xuống 333,3 tỷ kw/h vào năm 2020 và 277,7 tỷ kw/h vào năm 2030.
Thực hiện kế hoạch giảm tiêu thụ năng lượng, nước Đức sẽ tiết kiệm được hàng tỷ USD chi cho nhập khẩu năng lượng. Cũng theo tiến độ này, tới năm 2020, ở Đức sẽ có 30% lượng điện tiêu thụ có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo. Trong đó, năng lượng gió sẽ đóng góp nhiều nhất, tới 15%; năng lượng sinh học 8%; thủy năng 4%.
Với rất nhiều các dự án nghiên cứu đang được khởi động, nước Đức được kỳ vọng sẽ có nhiều bước đột phá hơn nữa nhằm trở thành nền kinh tế xanh đầu tiên của thế giới.
Deutsche Bahn cho biết sẽ tăng thị phần của năng lượng tái tạo vào lượng điện cung cấp cho xe lửa của tập đoàn từ 20% hiện nay lên 28% vào năm 2014 và thay thế hoàn toàn bằng năng lượng sạch vào năm 2050.
Giám đốc điều hành Deutsche Bahn Energie, Hans-Juergen Witschke, nói: "Người tiêu dùng Đức muốn chúng tôi tránh xa năng lượng hạt nhân và sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn nữa. Tất nhiên là chúng tôi phải biến mong muốn của khách hàng thành hiện thực."
Để thực hiện mục tiêu trên, Deutsche Bahn đang điều hành hai tổ hợp điện gió tại Brandenburg . Và trong tháng 7/2011, tập đoàn đường sắt này đã ký một thỏa thuận trị giá 1,3 tỷ euro với hãng RWE để sản xuất 900 triệu kW/giờ/năm từ 14 nhà máy thủy điện.
Trên thực tế, tại Đức xu hướng sử dụng ngày càng nhiều năng lượng "xanh" đã xuất hiện trước khi xảy ra sự cố nghiêm trọng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản. Song, sau thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3, Chính phủ Đức đã quyết định dứt khoát quay lưng lại với năng lượng hạt nhân bằng việc đóng cửa 8 nhà máy hạt nhân tại nước này và 9 cơ sở khác vào năm 2022.
Mặc dù hiện nay, ngành đường sắt Đức đang phụ thuộc lớn vào điện hạt nhân song ông Witschke khẳng định: "Bảo vệ môi trường đang trở thành một vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với lĩnh vực giao thông vận tải. Do đó, dù chi phí để sử dụng năng lượng tái tạo có thể đắt đỏ hơn, nhưng chúng tôi tin rằng việc cắt giảm lượng khí thải các-bon sẽ trở thành một thế mạnh cạnh tranh của chúng tôi trên thị trường."
Tuy nhiên, một số nhà phân tích tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho ngành đường sắt, trong bối cảnh vẫn chưa có nguồn dự trữ khả dĩ. Nhiều người đặt câu hỏi: "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có gió?"
Trả lời về vấn đề này, ông Witschke nói: "Chúng tôi vẫn đang trong quá trình học hỏi và chúng tôi cũng đang phải đối mặt với thách thức sẽ làm gì nếu không có gió. Song, kinh nghiệm thực tế cho thấy việc có thừa gió mà lại thiếu tuốcbin thì còn nghiêm trọng hơn nhiều."
Đức được coi là một trong số ít những quốc gia có chiến lược "kinh tế xanh" đầu tiên trên thế giới. Theo đó, nước này đang nỗ lực để trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
Bộ Môi trường Đức đã công bố Bản lộ trình phác thảo tiến trình thực hiện các kế hoạch hướng tới một nền kinh tế sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo. Bản lộ trình này đã nêu ra nhiều biện pháp, kế hoạch nâng cao hiệu suất năng lượng, trong đó, có việc xây dựng mạng lưới "điện thông minh," giảm tiêu thụ điện năng xuống 333,3 tỷ kw/h vào năm 2020 và 277,7 tỷ kw/h vào năm 2030.
Thực hiện kế hoạch giảm tiêu thụ năng lượng, nước Đức sẽ tiết kiệm được hàng tỷ USD chi cho nhập khẩu năng lượng. Cũng theo tiến độ này, tới năm 2020, ở Đức sẽ có 30% lượng điện tiêu thụ có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo. Trong đó, năng lượng gió sẽ đóng góp nhiều nhất, tới 15%; năng lượng sinh học 8%; thủy năng 4%.
Với rất nhiều các dự án nghiên cứu đang được khởi động, nước Đức được kỳ vọng sẽ có nhiều bước đột phá hơn nữa nhằm trở thành nền kinh tế xanh đầu tiên của thế giới.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)