Giám đốc điều hành tập đoàn hàng không châu Âu EADS, ông Louis Gallois vừa nói rằng các vết nứt được tìm thấy trên một trong những mẫu máy bay trực thăng Eurocopter được ưa chuộng nhất của công ty chỉ là khiếm khuyết nhỏ và không thể so sánh chúng với các sự cố đã xảy ra ở chiếc A380 khổng lồ.
EADS, tên viết tắt của Công ty Không gian và Phòng thủ không gian châu Âu, hiện đang đối mặt với khoản phí sửa chữa khổng lồ, dùng để xử lý các vết nứt xuất hiện trên đôi cánh của một số chiếc máy bay A380 do công ty con Airbus của họ sản xuất.
Sau sự cố A380, người ta đã phát hiện một số vết nứt khác ở trục quay cánh quạt loại trực thăng Eurocopter EC135, buộc các nhà chức trách phải kiểm tra hàng loạt chiếc máy bay này.
"Những vấn đề ở hai loại máy bay là không thể so sánh. Tại Eurocopter quy mô của khiếm khuyết chỉ ở mức độ nhỏ hơn nhiều. Hiện tại, mới chỉ có ba chiếc trực thăng bị ảnh hưởng” – vị lãnh đạo EADS nói với tờ báo Đức Die Welt số ra hôm Chủ Nhật – “Hiện tại, chi phí để tìm ra giải pháp cho sự cố vẫn rất nhỏ.”
Gallois cũng cho biết cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng tiền chung châu Âu mới là vấn đề khiến công ty lo ngại, bởi nó khiến chi phí sản xuất tăng cao.
Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) đã ban hành một hướng dẫn hôm 17/5 kêu gọi kiểm tra sự cố sau khi các vết nứt được tìm thấy trên ba chiếc trực thăng, trong một cuộc kiểm tra bình thường ở Anh.
Eurocopter là công ty sản xuất trực thăng dân sự lớn nhất thế giới và EC135 là một trong số các mẫu trực thăng được ưa chuộng nhất của họ, với hơn 1.000 chiếc đã được bán cho hơn 270 hành khách.
EASA đã kêu gọi các nhà điều hành những chiếc EC135 và phiên bản quân sự của nó là EC635 phải kiểm tra kỹ bằng mắt tại khu vực trục quay cánh quạt trước mỗi chuyến bay và cần tiến hành thay thế nếu phát hiện các vét nứt.
EC135 là loại trực thăng hai động cơ thường được giới doanh nhân, cảnh sát và các cơ quan y tế sử dụng làm phương tiện di chuyển hoặc vận tải.
Airbus thông báo hồi tuần trước rằng họ đã tìm ra giải pháp để sửa các vết nứt xuất hiện trên cánh siêu máy bay A380. Tuy nhiên việc sửa chữa có thể tiêu tốn ít nhất 260 triệu Euro (tương đương 332 triệu USD) và có khả năng tốn thêm 102 triệu Euro nữa vào cuối năm./.
EADS, tên viết tắt của Công ty Không gian và Phòng thủ không gian châu Âu, hiện đang đối mặt với khoản phí sửa chữa khổng lồ, dùng để xử lý các vết nứt xuất hiện trên đôi cánh của một số chiếc máy bay A380 do công ty con Airbus của họ sản xuất.
Sau sự cố A380, người ta đã phát hiện một số vết nứt khác ở trục quay cánh quạt loại trực thăng Eurocopter EC135, buộc các nhà chức trách phải kiểm tra hàng loạt chiếc máy bay này.
"Những vấn đề ở hai loại máy bay là không thể so sánh. Tại Eurocopter quy mô của khiếm khuyết chỉ ở mức độ nhỏ hơn nhiều. Hiện tại, mới chỉ có ba chiếc trực thăng bị ảnh hưởng” – vị lãnh đạo EADS nói với tờ báo Đức Die Welt số ra hôm Chủ Nhật – “Hiện tại, chi phí để tìm ra giải pháp cho sự cố vẫn rất nhỏ.”
Gallois cũng cho biết cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng tiền chung châu Âu mới là vấn đề khiến công ty lo ngại, bởi nó khiến chi phí sản xuất tăng cao.
Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) đã ban hành một hướng dẫn hôm 17/5 kêu gọi kiểm tra sự cố sau khi các vết nứt được tìm thấy trên ba chiếc trực thăng, trong một cuộc kiểm tra bình thường ở Anh.
Eurocopter là công ty sản xuất trực thăng dân sự lớn nhất thế giới và EC135 là một trong số các mẫu trực thăng được ưa chuộng nhất của họ, với hơn 1.000 chiếc đã được bán cho hơn 270 hành khách.
EASA đã kêu gọi các nhà điều hành những chiếc EC135 và phiên bản quân sự của nó là EC635 phải kiểm tra kỹ bằng mắt tại khu vực trục quay cánh quạt trước mỗi chuyến bay và cần tiến hành thay thế nếu phát hiện các vét nứt.
EC135 là loại trực thăng hai động cơ thường được giới doanh nhân, cảnh sát và các cơ quan y tế sử dụng làm phương tiện di chuyển hoặc vận tải.
Airbus thông báo hồi tuần trước rằng họ đã tìm ra giải pháp để sửa các vết nứt xuất hiện trên cánh siêu máy bay A380. Tuy nhiên việc sửa chữa có thể tiêu tốn ít nhất 260 triệu Euro (tương đương 332 triệu USD) và có khả năng tốn thêm 102 triệu Euro nữa vào cuối năm./.
Linh Vũ (Vietnam+)