Ngày 7/10, Tân Hoa xã cho biết Ủy ban châu Âu (EC) đã bật đèn xanh cho thương vụ thâu tóm nhà cung cấp dịch vụ thoại Internet phổ biến Skype của Microsoft.
Như vậy, rào cản cuối cùng cho vụ mua bán này đã hoàn toàn được dẹp bỏ, sau khi “gã khổng lồ phần mềm” từng nhận được sự ủng hộ từ phía nhà chức trách Mỹ.
Thông báo của EC có đoạn: “Thương vụ Microsoft-Skype sẽ không có ảnh hưởng đáng kể gây cản trở quá trình cạnh tranh ở Khu vực Kinh tế châu Âu (bao gồm EU và Iceland, Lichtenstein cùng Na Uy), cũng như ở các thị trường con khác thuộc châu Âu.”
Hiện nay, trên thị trường dịch vụ thoại Internet, bên cạnh Skype vẫn còn rất nhiều hãng công nghệ đã góp mặt, trong đó phải kể tới “gã khổng lồ tìm kiếm” Google.
Trong bối cảnh thị trường đang có tính cạnh tranh sòng phẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụ với nhau, EC thấy rằng vụ sáp nhập Microsoft-Skype sẽ không có khả năng tạo ra thế độc quyền, gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường.
[Thương vụ Microsoft-Skype vấp phải trở ngại mới]
Trước đó, công ty cung cấp dịch vụ VoIP Messagenet của Italy đã kiến nghị EC cần phải đặt ra yêu cầu đối với thương vụ của Microsoft, đó là không cho hãng này tích hợp Skype vào hệ điều hành Windows, đồng thời yêu cầu Skype phải thiết lập tính tương thích giữa các dịch vụ VoIP của họ với những nhà cung cấp dịch vụ thoại Internet khác, nhằm tránh không để Skype lấn át thị trường VoIP.
Tuy nhiên, với tuyên bố của EC, có thể thấy những đề xuất của Messagenet không đủ sức nặng để làm khó Microsoft và Skype.
Hồi năm 2005, eBay đã mua lại Skype với giá 4,1 tỷ USD. Sau đó, tới năm 2009, hãng kinh doanh trực tuyến quyết định bán nhà cung cấp dịch vụ thoại Internet phổ biến với giá 2,75 tỷ USD.
Tới ngày 10/5, Microsoft tuyên bố họ sẽ thâu tóm Skype với giá 8,5 tỷ USD./.
Như vậy, rào cản cuối cùng cho vụ mua bán này đã hoàn toàn được dẹp bỏ, sau khi “gã khổng lồ phần mềm” từng nhận được sự ủng hộ từ phía nhà chức trách Mỹ.
Thông báo của EC có đoạn: “Thương vụ Microsoft-Skype sẽ không có ảnh hưởng đáng kể gây cản trở quá trình cạnh tranh ở Khu vực Kinh tế châu Âu (bao gồm EU và Iceland, Lichtenstein cùng Na Uy), cũng như ở các thị trường con khác thuộc châu Âu.”
Hiện nay, trên thị trường dịch vụ thoại Internet, bên cạnh Skype vẫn còn rất nhiều hãng công nghệ đã góp mặt, trong đó phải kể tới “gã khổng lồ tìm kiếm” Google.
Trong bối cảnh thị trường đang có tính cạnh tranh sòng phẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụ với nhau, EC thấy rằng vụ sáp nhập Microsoft-Skype sẽ không có khả năng tạo ra thế độc quyền, gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường.
[Thương vụ Microsoft-Skype vấp phải trở ngại mới]
Trước đó, công ty cung cấp dịch vụ VoIP Messagenet của Italy đã kiến nghị EC cần phải đặt ra yêu cầu đối với thương vụ của Microsoft, đó là không cho hãng này tích hợp Skype vào hệ điều hành Windows, đồng thời yêu cầu Skype phải thiết lập tính tương thích giữa các dịch vụ VoIP của họ với những nhà cung cấp dịch vụ thoại Internet khác, nhằm tránh không để Skype lấn át thị trường VoIP.
Tuy nhiên, với tuyên bố của EC, có thể thấy những đề xuất của Messagenet không đủ sức nặng để làm khó Microsoft và Skype.
Hồi năm 2005, eBay đã mua lại Skype với giá 4,1 tỷ USD. Sau đó, tới năm 2009, hãng kinh doanh trực tuyến quyết định bán nhà cung cấp dịch vụ thoại Internet phổ biến với giá 2,75 tỷ USD.
Tới ngày 10/5, Microsoft tuyên bố họ sẽ thâu tóm Skype với giá 8,5 tỷ USD./.
Văn Hưng (Vietnam+)