Ngày 16/11, tại Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha (Ibero-America) lần thứ 22 diễn ra ở thành phố Cadiz của Tây Ban Nha, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố báo cáo "Các triển vọng kinh tế của khu vực Mỹ Latinh năm 2013", theo đó nhận định khá lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này.
Theo báo cáo, sau gần một thập kỷ liên tục tăng tưởng, kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2012 và 4% trong năm 2013 - thời điểm tăng trưởng ì ạch của nền kinh tế thế giới nói chung do tác động của một loạt khó khăn tài chính và tỷ lệ thất nghiệp cao ở Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Trong khi đó, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc và Ấn Độ - hai nền kinh tế hàng đầu châu Á và là đối tác thương mại lớn của khu vực, góp phần không nhỏ thúc đẩy tăng trưởng của Mỹ Latinh, cũng duy trì ở mức khá cao mặc dù suy giảm nhẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định các nền kinh tế Mỹ Latinh vẫn khó tránh khỏi nguy cơ mất ổn định và không bền vững do tác động của tình hình tài chính toàn cầu.
Báo cáo nhấn mạnh bất kỳ rủi ro trong ngắn hạn nào cũng có thể giải quyết thông qua việc áp dụng các chính sách tiền tệ và tài chính linh hoạt. Mặt khác, các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có thể tránh được nguy cơ cắt giảm một số hoạt động kinh tế (do thiếu nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài) bằng cách tiếp cận các nguồn tín dụng quốc tế.
Tuy nhiên, trong trung hạn, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mỹ Latinh có nguy cơ bị kìm hãm khi các cấu trúc tài chính quan trọng thay đổi do các thách thức về kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh kinh tế bất ổn hiện này, nguy cơ này, nếu xảy ra, có thể tác động tới giá nhiên liệu thô và tỷ giá hối đoái, gây cản trở tính cạnh tranh trên một vài lĩnh vực.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lạc quan cho rằng phần lớn các nước Mỹ Latinh có thể kết hợp giữa tăng trưởng với giảm tỷ lệ đói nghèo và bất bình đẳng. Theo báo cáo, với thị trường lao động năng động song tỷ lệ nghèo đói chiếm tới 30% dân số, các nước khu vực Mỹ Latinh cần tăng cường đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của đội ngũ giáo viên, đồng thời tiếp tục rót vốn vào các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng ở những nước này trong hơn 10 năm qua.
Trong báo cáo định kỳ 6 tháng/lần ra hồi đầu tháng 10 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nêu rõ năm nay, nền kinh tế các nước Mỹ Latinh sẽ tăng trưởng thấp hơn dự báo và đạt mức 3%. Báo cáo của WB cũng nêu bật những điểm mạnh của nền kinh tế các nước Mỹ Latinh, đó là tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 6,5% trong năm 2011 - một mức thấp lịch sử; cách biệt giàu nghèo được thu hẹp trong một thập kỷ gần đây bất chấp sự suy giảm của kinh tế toàn cầu. Hệ số Gini phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập đã giảm tại 12/15 nước trong khu vực trong giai đoạn từ năm 2000-2010.
Hội nghị thượng đỉnh Ibero-America được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1991 tại thành phố Guadalajara của Mexico. Đây là sự kiện được tổ chức hàng năm, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước châu Mỹ từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha./.
Theo báo cáo, sau gần một thập kỷ liên tục tăng tưởng, kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2012 và 4% trong năm 2013 - thời điểm tăng trưởng ì ạch của nền kinh tế thế giới nói chung do tác động của một loạt khó khăn tài chính và tỷ lệ thất nghiệp cao ở Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Trong khi đó, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc và Ấn Độ - hai nền kinh tế hàng đầu châu Á và là đối tác thương mại lớn của khu vực, góp phần không nhỏ thúc đẩy tăng trưởng của Mỹ Latinh, cũng duy trì ở mức khá cao mặc dù suy giảm nhẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định các nền kinh tế Mỹ Latinh vẫn khó tránh khỏi nguy cơ mất ổn định và không bền vững do tác động của tình hình tài chính toàn cầu.
Báo cáo nhấn mạnh bất kỳ rủi ro trong ngắn hạn nào cũng có thể giải quyết thông qua việc áp dụng các chính sách tiền tệ và tài chính linh hoạt. Mặt khác, các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có thể tránh được nguy cơ cắt giảm một số hoạt động kinh tế (do thiếu nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài) bằng cách tiếp cận các nguồn tín dụng quốc tế.
Tuy nhiên, trong trung hạn, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mỹ Latinh có nguy cơ bị kìm hãm khi các cấu trúc tài chính quan trọng thay đổi do các thách thức về kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh kinh tế bất ổn hiện này, nguy cơ này, nếu xảy ra, có thể tác động tới giá nhiên liệu thô và tỷ giá hối đoái, gây cản trở tính cạnh tranh trên một vài lĩnh vực.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lạc quan cho rằng phần lớn các nước Mỹ Latinh có thể kết hợp giữa tăng trưởng với giảm tỷ lệ đói nghèo và bất bình đẳng. Theo báo cáo, với thị trường lao động năng động song tỷ lệ nghèo đói chiếm tới 30% dân số, các nước khu vực Mỹ Latinh cần tăng cường đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của đội ngũ giáo viên, đồng thời tiếp tục rót vốn vào các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng ở những nước này trong hơn 10 năm qua.
Trong báo cáo định kỳ 6 tháng/lần ra hồi đầu tháng 10 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nêu rõ năm nay, nền kinh tế các nước Mỹ Latinh sẽ tăng trưởng thấp hơn dự báo và đạt mức 3%. Báo cáo của WB cũng nêu bật những điểm mạnh của nền kinh tế các nước Mỹ Latinh, đó là tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 6,5% trong năm 2011 - một mức thấp lịch sử; cách biệt giàu nghèo được thu hẹp trong một thập kỷ gần đây bất chấp sự suy giảm của kinh tế toàn cầu. Hệ số Gini phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập đã giảm tại 12/15 nước trong khu vực trong giai đoạn từ năm 2000-2010.
Hội nghị thượng đỉnh Ibero-America được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1991 tại thành phố Guadalajara của Mexico. Đây là sự kiện được tổ chức hàng năm, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước châu Mỹ từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha./.
(TTXVN)