Ngày 10/1, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã phải can thiệp để chống đỡ thị trường trái phiếu Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng euro) bằng cách mua trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha.
Theo tờ Thời báo Tài chính (Anh), các nhà lãnh đạo chính trị và chủ nhà băng châu Âu đã cảnh báo khủng hoảng nợ đang ngày càng trầm trọng trong nỗi lo ngại Bồ Đào Nha có thể phải tìm kiếm khoản cứu trợ quốc tế.
Bất chấp việc các quan chức Liên minh châu Âu phủ nhận tin nói họ đang thảo luận về một cuộc "giải cứu" cho Bồ Đào Nha, ECB đã phải mua trái phiếu của nước này để ngăn chặn thị trường bán ra ồ ạt trước đợt bán trái phiếu quan trọng sẽ diễn ra ở Lisbon vào ngày 12/1.
Trong khi đó, tình hình căng thẳng gia tăng trên các thị trường trái phiếu Khu vực đồng euro ngày 10/1 khi lãi suất vay mượn của hai "con nợ" Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tăng lên mức kỷ lục.
Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Bồ Đào Nha đã lên tới 7,18% và các quan chức nước này đã phải thừa nhận mức lãi suất trên 7% là không bền vững.
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha cũng có mức lãi suất 5,56%, mức cao nhất kể từ năm 2000.
Các nhà đầu tư cho rằng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ đưa ra mức lãi suất cao bất thường khi phát hành thêm trái phiếu trong tuần này để thu hút các nhà cho vay.
Ngoài Bồ Đào Nha, giới đầu tư cũng đang dõi theo Bỉ, nước có tỷ lệ nợ công cao thứ ba trong Khu vực đồng euro. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Bỉ cũng tăng lên mức cao 4,22% sau khi Nhà Vua Albert II ngày 10/1 yêu cầu chính phủ tạm quyền của nước này cắt giảm thêm ngân sách.
Trong các ngày 11-13/1, Ủy ban đặc biệt về tài chính, kinh tế và khủng hoảng xã hội của Nghị viện châu Âu (EP) sẽ làm việc tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để phân tích, đánh giá tình hình kinh tế hai quốc gia này.
Trong ba ngày làm việc, các chuyên gia tập trung đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng nợ công tới hai quốc gia này cũng như thảo luận với giới chức địa phương và các chuyên gia kinh tế biện pháp đưa hai quốc gia, được cho là những "mắt xích" yếu nhất trong toàn bộ nền kinh tế châu Âu, thoát khỏi tình trạng phức tạp hiện nay.
Các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế yếu kém của hai quốc gia này hiện đang là "gánh nặng" đối với thị trường nợ công của tất cả các nước Khu vực đồng euro cũng như đối với đồng tiền chung châu Âu. Họ cũng không loại trừ khả năng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể phải viện tới sự cứu trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giống như Hy Lạp và Ireland đã từng phải làm./.
Theo tờ Thời báo Tài chính (Anh), các nhà lãnh đạo chính trị và chủ nhà băng châu Âu đã cảnh báo khủng hoảng nợ đang ngày càng trầm trọng trong nỗi lo ngại Bồ Đào Nha có thể phải tìm kiếm khoản cứu trợ quốc tế.
Bất chấp việc các quan chức Liên minh châu Âu phủ nhận tin nói họ đang thảo luận về một cuộc "giải cứu" cho Bồ Đào Nha, ECB đã phải mua trái phiếu của nước này để ngăn chặn thị trường bán ra ồ ạt trước đợt bán trái phiếu quan trọng sẽ diễn ra ở Lisbon vào ngày 12/1.
Trong khi đó, tình hình căng thẳng gia tăng trên các thị trường trái phiếu Khu vực đồng euro ngày 10/1 khi lãi suất vay mượn của hai "con nợ" Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tăng lên mức kỷ lục.
Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Bồ Đào Nha đã lên tới 7,18% và các quan chức nước này đã phải thừa nhận mức lãi suất trên 7% là không bền vững.
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha cũng có mức lãi suất 5,56%, mức cao nhất kể từ năm 2000.
Các nhà đầu tư cho rằng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ đưa ra mức lãi suất cao bất thường khi phát hành thêm trái phiếu trong tuần này để thu hút các nhà cho vay.
Ngoài Bồ Đào Nha, giới đầu tư cũng đang dõi theo Bỉ, nước có tỷ lệ nợ công cao thứ ba trong Khu vực đồng euro. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Bỉ cũng tăng lên mức cao 4,22% sau khi Nhà Vua Albert II ngày 10/1 yêu cầu chính phủ tạm quyền của nước này cắt giảm thêm ngân sách.
Trong các ngày 11-13/1, Ủy ban đặc biệt về tài chính, kinh tế và khủng hoảng xã hội của Nghị viện châu Âu (EP) sẽ làm việc tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để phân tích, đánh giá tình hình kinh tế hai quốc gia này.
Trong ba ngày làm việc, các chuyên gia tập trung đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng nợ công tới hai quốc gia này cũng như thảo luận với giới chức địa phương và các chuyên gia kinh tế biện pháp đưa hai quốc gia, được cho là những "mắt xích" yếu nhất trong toàn bộ nền kinh tế châu Âu, thoát khỏi tình trạng phức tạp hiện nay.
Các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế yếu kém của hai quốc gia này hiện đang là "gánh nặng" đối với thị trường nợ công của tất cả các nước Khu vực đồng euro cũng như đối với đồng tiền chung châu Âu. Họ cũng không loại trừ khả năng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể phải viện tới sự cứu trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giống như Hy Lạp và Ireland đã từng phải làm./.
(TTXVN/Vietnam+)