Ngày 6/8, Chủ tịch Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC) Osvaldo Kacef đã bày tỏ tin tưởng rằng nền kinh tế của khu vực này sẽ không bị suy thoái, mặc dù tốc độ tăng trưởng bị giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng các nước có nguy cơ chịu tác động tiêu cực nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ là Mexico, các nước Trung Mỹ và Caribe do mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ của những quốc gia này với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
ECLAC dự báo những ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ Latinh và Caribe là hiện tượng đánh tháo vốn hàng loạt ra khỏi khu vực, khả năng sụt giảm đầu tư và kiều hối cũng như những nguy cơ về tài chính, đặc biệt khi khu vực này đang nắm giữ nguồn dự trữ tới 700 tỷ USD, trong đó đứng đầu là Brazil (335 tỷ USD), Mexico (131 tỷ USD), Argentina (51 tỷ USD) và Peru (47 tỷ USD).
Về cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra tại Mỹ và châu Âu, ông Kacef nhận định hiện tượng này diễn ra nhanh hơn dự đoán với nhiều nét tương đồng với cuộc khủng hoảng mà Mỹ Latinh từng hứng chịu trong những năm 80 của thế kỷ trước.
Ông cũng dự đoán rằng tình trạng tiêu cực trên tại các nước phát triển có thể kéo dài từ 3-4 năm. Hiện ECLAC vẫn chưa đưa ra dự báo mới về mức tăng trưởng kinh tế trung bình của khu vực Mỹ Latinh năm 2012, song cảnh báo sẽ thấp hơn so với mức 4% đưa ra mới đây./.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng các nước có nguy cơ chịu tác động tiêu cực nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ là Mexico, các nước Trung Mỹ và Caribe do mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ của những quốc gia này với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
ECLAC dự báo những ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ Latinh và Caribe là hiện tượng đánh tháo vốn hàng loạt ra khỏi khu vực, khả năng sụt giảm đầu tư và kiều hối cũng như những nguy cơ về tài chính, đặc biệt khi khu vực này đang nắm giữ nguồn dự trữ tới 700 tỷ USD, trong đó đứng đầu là Brazil (335 tỷ USD), Mexico (131 tỷ USD), Argentina (51 tỷ USD) và Peru (47 tỷ USD).
Về cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra tại Mỹ và châu Âu, ông Kacef nhận định hiện tượng này diễn ra nhanh hơn dự đoán với nhiều nét tương đồng với cuộc khủng hoảng mà Mỹ Latinh từng hứng chịu trong những năm 80 của thế kỷ trước.
Ông cũng dự đoán rằng tình trạng tiêu cực trên tại các nước phát triển có thể kéo dài từ 3-4 năm. Hiện ECLAC vẫn chưa đưa ra dự báo mới về mức tăng trưởng kinh tế trung bình của khu vực Mỹ Latinh năm 2012, song cảnh báo sẽ thấp hơn so với mức 4% đưa ra mới đây./.
(TTXVN/Vietnam+)