Trong báo cáo nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu cập nhật tháng 5/2012 vừa công bố, Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn Nhà Kinh tế (Anh) cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu đang mất dần động lực và năm 2012 sẽ đánh dấu 2 năm liên tiếp kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm.
EIU tiếp tục kiên định với việc hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu đưa ra tháng 4/2012 và cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ đạt 3,2% (tính theo sức mua tương đương) trong năm 2012 khó khăn này.
Theo EIU, hiện có 3 nguy cơ đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đang tiếp tục tồi tệ thêm tại châu Âu hiện là thách thức trọng tâm. Cuộc bầu cử lại tại Hy Lạp sắp tới nhiều khả năng sẽ tạo ra một liên minh chống đối mạnh hơn các biện pháp thắt lưng buộc bụng và hủy hoại các cam kết của Hy Lạp đối với các khoản cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Nếu Hy Lạp rời bỏ hoặc bị buộc phải rời bỏ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thì phản ứng dây chuyền sẽ lan tới các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy. Những khó khăn hiện nay đã châm ngòi cho những tranh luận về việc thắt lưng buộc bụng hủy hoại tăng trưởng, phản ánh nhận thức ngày càng lớn rằng các chính sách tập trung vào thắt chặt tài khóa đã góp phần tạo ra những khó khăn về kinh tế trong khi không loại bỏ được mối đe dọa tồn vong của đồng euro.
Hiện có hy vọng mong manh rằng một chiến lược mới để đối phó với cuộc khủng hoảng Eurozone đang được định hình. Dấu hiệu mạnh mẽ từ chiến thắng của ông François Hollande, đại diện cho phe phản đối chính sách khắc khổ, góp phần củng cố quan điểm đang nổi lên rằng các biện pháp kinh tế ủng hộ tăng trưởng cần phải được thực hiện song song với kế hoạch khắc khổ mà "ông chủ" EU là Đức ủng hộ. EIU cho rằng sẽ khó có thể có một bước chuyển lớn từ chính sách hiện tại nhưng sẽ có một số nhượng bộ đối với chiến dịch vận động ủng hộ tăng trưởng, chống thắt lưng buộc bụng hiện nay.
Thứ hai, những điều kiện thương mại tại phần còn lại của thế giới vẫn hết sức thách thức. Nền kinh tế Mỹ đã chậm lại, đồng thời, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng đang chậm lại, một phần bởi các nỗ lực cố ý của các nhà hoạch định chính sách và một phần là vì môi trường toàn cầu yếu hơn. Đây là các tin xấu đối với các nền kinh tế xuất khẩu vốn đang ngày càng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc trong mối cảnh bất ổn tại các thị trường châu Âu. Chẳng hạn như Hàn Quốc và Đài Loan, các dữ liệu về xuất khẩu và công nghiệp đã tụt giảm đáng kể.
Thách thức thứ ba là giá năng lượng. Giá dầu thô đã tăng mạnh trong tháng Hai và đầu tháng Ba, một phần là bởi sự bế tắc về chương trình hạt nhân của Iran với Mỹ và Israel. Kể từ đó, giá dầu thô cũng đã giảm xuống nhưng sự chậm lại của kinh tế toàn cầu đã khiến các thị trường nhận ra rằng nhu cầu tiêu dùng nói chung đang rất yếu. Tuy vậy, nguy cơ giá cả lại tăng là rất cao. Lệnh cấm vận của EU đối với xuất khẩu dầu mỏ của Iran sẽ có hiệu lực từ tháng Bảy tới đây. Một sự gia tăng cẳng thẳng có thể dễ dàng đẩy giá dầu mỏ tăng thêm 10-20 USD/thùng chỉ trong vài ngày, tạo ra một cú sốc đối với mức tăng trưởng khiêm tốn mà kinh tế toàn cầu đang nỗ lực đạt được.
Dự báo về các nền kinh phát triển, EIU cho rằng các tín hiệu kinh tế Mỹ hiện khá hỗn độn. Tăng trưởng GDP đã giảm xuống còn 2,2% trong quý I/12 từ mức 3% trong quý IV/11. EIU dự báo kinh tế Mỹ sẽ chậm lại trong giai đoạn giữa năm 2012 và cả năm sẽ đạt mức tăng trưởng 2,2%. Còn khu vực Eurozone sẽ có mức tăng trưởng âm 0,7% trong năm 2012 và sẽ có sự phân cực giữa các nước trung tâm với khu vực ngoại biên.
Đức và Pháp có thể sẽ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong năm 2012, trong khi đó Tây Ban Nha sẽ có tăng trưởng âm 2,2%. Còn nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2012 này, tuy nhiên sẽ có thể hồi phục tăng trưởng ở mức 1,5%.
Đối với các nền kinh tế đang nổi, EIU dự báo tăng trưởng của Trung Quốc có thể đạt 8,3% trong năm 2012 và nền kinh tế Trung Quốc có thể tránh được "hạ cứng mềm." Mức tăng trưởng GDP của Ấn Độ có thể đạt 7%. Kinh tế Nga sẽ chậm lại và có thể đạt mức tăng trưởng 3,5% trong năm 2012. Trong khi đó, khu vực Đông Âu sẽ chịu tác động tiêu cực từ Eurozone và mức tăng trưởng 2012 sẽ giảm xuống còn 2,4% so với mức 3,8% trong năm 2011.
Đối với kinh tế Việt Nam, EIU cho rằng tăng trưởng thực GDP sẽ giảm xuống mức 5,6% trong năm 2012 so với mức 5,9% của năm 2011, tuy nhiên triển vọng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam vẫn khá tích cực. Nếu lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể sẽ đạt mức 7,2%/năm trong giai đoạn 2013-2016.
EIU cũng dự báo rằng lạm phát của Việt Nam trong năm 2012 sẽ ở mức 13,8%, giảm so với mức 18,7% của năm 2011, và sẽ giảm xuống còn 8,2% trong giai đoạn 2013-2016./.
EIU tiếp tục kiên định với việc hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu đưa ra tháng 4/2012 và cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ đạt 3,2% (tính theo sức mua tương đương) trong năm 2012 khó khăn này.
Theo EIU, hiện có 3 nguy cơ đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đang tiếp tục tồi tệ thêm tại châu Âu hiện là thách thức trọng tâm. Cuộc bầu cử lại tại Hy Lạp sắp tới nhiều khả năng sẽ tạo ra một liên minh chống đối mạnh hơn các biện pháp thắt lưng buộc bụng và hủy hoại các cam kết của Hy Lạp đối với các khoản cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Nếu Hy Lạp rời bỏ hoặc bị buộc phải rời bỏ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thì phản ứng dây chuyền sẽ lan tới các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy. Những khó khăn hiện nay đã châm ngòi cho những tranh luận về việc thắt lưng buộc bụng hủy hoại tăng trưởng, phản ánh nhận thức ngày càng lớn rằng các chính sách tập trung vào thắt chặt tài khóa đã góp phần tạo ra những khó khăn về kinh tế trong khi không loại bỏ được mối đe dọa tồn vong của đồng euro.
Hiện có hy vọng mong manh rằng một chiến lược mới để đối phó với cuộc khủng hoảng Eurozone đang được định hình. Dấu hiệu mạnh mẽ từ chiến thắng của ông François Hollande, đại diện cho phe phản đối chính sách khắc khổ, góp phần củng cố quan điểm đang nổi lên rằng các biện pháp kinh tế ủng hộ tăng trưởng cần phải được thực hiện song song với kế hoạch khắc khổ mà "ông chủ" EU là Đức ủng hộ. EIU cho rằng sẽ khó có thể có một bước chuyển lớn từ chính sách hiện tại nhưng sẽ có một số nhượng bộ đối với chiến dịch vận động ủng hộ tăng trưởng, chống thắt lưng buộc bụng hiện nay.
Thứ hai, những điều kiện thương mại tại phần còn lại của thế giới vẫn hết sức thách thức. Nền kinh tế Mỹ đã chậm lại, đồng thời, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng đang chậm lại, một phần bởi các nỗ lực cố ý của các nhà hoạch định chính sách và một phần là vì môi trường toàn cầu yếu hơn. Đây là các tin xấu đối với các nền kinh tế xuất khẩu vốn đang ngày càng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc trong mối cảnh bất ổn tại các thị trường châu Âu. Chẳng hạn như Hàn Quốc và Đài Loan, các dữ liệu về xuất khẩu và công nghiệp đã tụt giảm đáng kể.
Thách thức thứ ba là giá năng lượng. Giá dầu thô đã tăng mạnh trong tháng Hai và đầu tháng Ba, một phần là bởi sự bế tắc về chương trình hạt nhân của Iran với Mỹ và Israel. Kể từ đó, giá dầu thô cũng đã giảm xuống nhưng sự chậm lại của kinh tế toàn cầu đã khiến các thị trường nhận ra rằng nhu cầu tiêu dùng nói chung đang rất yếu. Tuy vậy, nguy cơ giá cả lại tăng là rất cao. Lệnh cấm vận của EU đối với xuất khẩu dầu mỏ của Iran sẽ có hiệu lực từ tháng Bảy tới đây. Một sự gia tăng cẳng thẳng có thể dễ dàng đẩy giá dầu mỏ tăng thêm 10-20 USD/thùng chỉ trong vài ngày, tạo ra một cú sốc đối với mức tăng trưởng khiêm tốn mà kinh tế toàn cầu đang nỗ lực đạt được.
Dự báo về các nền kinh phát triển, EIU cho rằng các tín hiệu kinh tế Mỹ hiện khá hỗn độn. Tăng trưởng GDP đã giảm xuống còn 2,2% trong quý I/12 từ mức 3% trong quý IV/11. EIU dự báo kinh tế Mỹ sẽ chậm lại trong giai đoạn giữa năm 2012 và cả năm sẽ đạt mức tăng trưởng 2,2%. Còn khu vực Eurozone sẽ có mức tăng trưởng âm 0,7% trong năm 2012 và sẽ có sự phân cực giữa các nước trung tâm với khu vực ngoại biên.
Đức và Pháp có thể sẽ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong năm 2012, trong khi đó Tây Ban Nha sẽ có tăng trưởng âm 2,2%. Còn nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2012 này, tuy nhiên sẽ có thể hồi phục tăng trưởng ở mức 1,5%.
Đối với các nền kinh tế đang nổi, EIU dự báo tăng trưởng của Trung Quốc có thể đạt 8,3% trong năm 2012 và nền kinh tế Trung Quốc có thể tránh được "hạ cứng mềm." Mức tăng trưởng GDP của Ấn Độ có thể đạt 7%. Kinh tế Nga sẽ chậm lại và có thể đạt mức tăng trưởng 3,5% trong năm 2012. Trong khi đó, khu vực Đông Âu sẽ chịu tác động tiêu cực từ Eurozone và mức tăng trưởng 2012 sẽ giảm xuống còn 2,4% so với mức 3,8% trong năm 2011.
Đối với kinh tế Việt Nam, EIU cho rằng tăng trưởng thực GDP sẽ giảm xuống mức 5,6% trong năm 2012 so với mức 5,9% của năm 2011, tuy nhiên triển vọng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam vẫn khá tích cực. Nếu lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể sẽ đạt mức 7,2%/năm trong giai đoạn 2013-2016.
EIU cũng dự báo rằng lạm phát của Việt Nam trong năm 2012 sẽ ở mức 13,8%, giảm so với mức 18,7% của năm 2011, và sẽ giảm xuống còn 8,2% trong giai đoạn 2013-2016./.
Lê Dương/London (Vietnam+)