Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde vừa nói rằng, các nhà lãnh đạo Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cần một kế hoạch tổng thế và "quyết tâm tập thể," đồng thời sớm nhất trí với bộ quy tắc toàn diện để cứu vãn đồng tiền chung.
Ủy ban châu Âu dự kiến công bố kế hoạch mới để hỗ trợ các ngân hàng đang gặp khó khăn, một trong những trụ cột trong kế hoạch tổng thể của Liên minh châu Âu (EU) hướng tới xây dựng liên minh ngân hàng hợp nhất tại Eurozone.
Ý tưởng này không nằm ngoài mục tiêu ứng phó với cuộc khủng hoảng nợ công và khủng hoảng ngân hàng đang có xu hướng lan rộng tại châu Âu, nhằm tránh để các nhà đầu tư "tháo chạy" khỏi những ngân hàng tại một quốc gia trong khối đang gặp khó khăn như Tây Ban Nha, nhân tố có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng khu vực.
Theo kế hoạch, EU có thể đặt các ngân hàng khu vực dưới sự giám sát của một cơ quan chuyên trách, trao quyền cho cơ quan này có thể kiểm soát các hoạt động kinh doanh rủi ro và thay đổi các cấu trúc hoạt động, nhằm đảm bảo rằng sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng tiền đóng thuế của người dân để cứu trợ các ngân hàng trong tương lai.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008, chi phí giải cứu các ngân hàng khó khăn đã tiêu tốn rất nhiều tiền đóng thuế của người dân và EU không hề muốn lặp lại kịch bản này.
Các ngân hàng tại xứ sở bò tót ước tính cần nguồn tiền mặt lên tới trên 80 tỷ euro (100 tỷ USD) để củng cố "nguồn vốn đệm," trong bối cảnh chính phủ Tây Ban Nha không đủ tiền để bơm thêm vốn cho hệ thống ngân hàng.
Các quan chức hàng đầu khu vực cũng cho rằng, giải pháp tổng thể từ châu Âu là khả thi nhất để Tây Ban Nha có thể hướng đến.
Về phần mình, các Bộ trưởng Tài chính nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) trong cuộc hội đàm khẩn cấp ngày 5/6 cũng khẳng định sẽ hành động "nhanh chóng" để ứng phó với cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Jun Azumi cho biết: "Chúng ta chia sẻ quan điểm và nhận thức về các vấn đề tại châu Âu. Bản thân các đối tác châu Âu trong G7 cũng cam kết sẽ phản ứng nhanh chóng nhằm đối phó với khủng hoảng."
Hiện Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và IMF cũng ủng hộ việc hợp nhất liên minh ngân hàng Eurozone, cho dù vẫn tồn tại những khác biệt về thời điểm tiến hành hay sẽ có những điều khoản nào được bao gồm trong kế hoạch xây dựng liên minh đó./.
Ủy ban châu Âu dự kiến công bố kế hoạch mới để hỗ trợ các ngân hàng đang gặp khó khăn, một trong những trụ cột trong kế hoạch tổng thể của Liên minh châu Âu (EU) hướng tới xây dựng liên minh ngân hàng hợp nhất tại Eurozone.
Ý tưởng này không nằm ngoài mục tiêu ứng phó với cuộc khủng hoảng nợ công và khủng hoảng ngân hàng đang có xu hướng lan rộng tại châu Âu, nhằm tránh để các nhà đầu tư "tháo chạy" khỏi những ngân hàng tại một quốc gia trong khối đang gặp khó khăn như Tây Ban Nha, nhân tố có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng khu vực.
Theo kế hoạch, EU có thể đặt các ngân hàng khu vực dưới sự giám sát của một cơ quan chuyên trách, trao quyền cho cơ quan này có thể kiểm soát các hoạt động kinh doanh rủi ro và thay đổi các cấu trúc hoạt động, nhằm đảm bảo rằng sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng tiền đóng thuế của người dân để cứu trợ các ngân hàng trong tương lai.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008, chi phí giải cứu các ngân hàng khó khăn đã tiêu tốn rất nhiều tiền đóng thuế của người dân và EU không hề muốn lặp lại kịch bản này.
Các ngân hàng tại xứ sở bò tót ước tính cần nguồn tiền mặt lên tới trên 80 tỷ euro (100 tỷ USD) để củng cố "nguồn vốn đệm," trong bối cảnh chính phủ Tây Ban Nha không đủ tiền để bơm thêm vốn cho hệ thống ngân hàng.
Các quan chức hàng đầu khu vực cũng cho rằng, giải pháp tổng thể từ châu Âu là khả thi nhất để Tây Ban Nha có thể hướng đến.
Về phần mình, các Bộ trưởng Tài chính nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) trong cuộc hội đàm khẩn cấp ngày 5/6 cũng khẳng định sẽ hành động "nhanh chóng" để ứng phó với cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Jun Azumi cho biết: "Chúng ta chia sẻ quan điểm và nhận thức về các vấn đề tại châu Âu. Bản thân các đối tác châu Âu trong G7 cũng cam kết sẽ phản ứng nhanh chóng nhằm đối phó với khủng hoảng."
Hiện Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và IMF cũng ủng hộ việc hợp nhất liên minh ngân hàng Eurozone, cho dù vẫn tồn tại những khác biệt về thời điểm tiến hành hay sẽ có những điều khoản nào được bao gồm trong kế hoạch xây dựng liên minh đó./.
Việt Khoa (TTXVN)