Ngày 23/11, Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của Liên minh Châu Âu (EU) đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào về ngân sách của khối trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2020.
Những bất đồng sâu sắc giữa chính phủ các nước thành viên về kế hoạch cắt giảm chi tiêu đã cản trở 27 quốc gia EU có được tiếng nói chung.
Mặc dù trước thềm hội nghị, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy đã có cuộc gặp riêng rẽ với từng lãnh đạo các nước thành viên, song vẫn không thu hẹp được bất đồng xung quanh ngân sách EU giai đoạn 2014-2020.
Mâu thuẫn cũng nổi lên giữa các nước thành viên và các thể chế của EU về dự thảo ngân sách chung. Sau khi kết thúc ngày họp thứ nhất, các nhà đàm phán đã không nhất trí đề xuất dự thảo ngân sách 950 tỷ euro do Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đưa ra, ít hơn 80 tỷ euro so với đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC).
Các cuộc thương lượng ở ngày thứ hai cũng đã không thu được kết quả do hầu hết các thành viên EU phản đối yêu cầu cắt giảm chi tiêu mà Anh và một số nước có cùng quan điểm đưa ra. Thậm chí Thủ tướng Anh David Cameron còn tố cáo một số nước từng có mưu toan đi đến một thỏa thuận mà không cần sự nhất trí của Anh.
Cuối cùng, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy đã quyết định sẽ thương lượng lại vấn đề này vào đầu năm 2013 thay vì kéo dài hội nghị đến hết hai ngày cuối tuần.
[EU vẫn bất đồng về dự thảo ngân sách 2014-2020]
Dù ngày từ đầu đã bày tỏ sự nghi ngại rằng các nhà lãnh đạo của khối sẽ khó đạt được sự đồng thuận sau 2 ngày hội nghị, bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức vẫn tỏ ra lạc quan rằng các cuộc thảo luận song phương và theo nhóm đã cho thấy khả năng đạt được đồng thuận trong tương lại. Đức hiện là nước đóng góp nhiều nhất cho ngân sách EU và ủng hộ việc cắt giảm ngân sách EU theo từng giai đoạn.
Lần cuối cùng EU tiến hành các cuộc thương lượng nhọc nhằn về ngân sách là vào năm 2005 và phải mất 6 tháng sau một hội nghị thượng đỉnh không có kết quả để 27 quốc gia thành viên đạt được một thỏa hiệp về vấn đề chi tiêu của khối./.
Những bất đồng sâu sắc giữa chính phủ các nước thành viên về kế hoạch cắt giảm chi tiêu đã cản trở 27 quốc gia EU có được tiếng nói chung.
Mặc dù trước thềm hội nghị, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy đã có cuộc gặp riêng rẽ với từng lãnh đạo các nước thành viên, song vẫn không thu hẹp được bất đồng xung quanh ngân sách EU giai đoạn 2014-2020.
Mâu thuẫn cũng nổi lên giữa các nước thành viên và các thể chế của EU về dự thảo ngân sách chung. Sau khi kết thúc ngày họp thứ nhất, các nhà đàm phán đã không nhất trí đề xuất dự thảo ngân sách 950 tỷ euro do Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đưa ra, ít hơn 80 tỷ euro so với đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC).
Các cuộc thương lượng ở ngày thứ hai cũng đã không thu được kết quả do hầu hết các thành viên EU phản đối yêu cầu cắt giảm chi tiêu mà Anh và một số nước có cùng quan điểm đưa ra. Thậm chí Thủ tướng Anh David Cameron còn tố cáo một số nước từng có mưu toan đi đến một thỏa thuận mà không cần sự nhất trí của Anh.
Cuối cùng, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy đã quyết định sẽ thương lượng lại vấn đề này vào đầu năm 2013 thay vì kéo dài hội nghị đến hết hai ngày cuối tuần.
[EU vẫn bất đồng về dự thảo ngân sách 2014-2020]
Dù ngày từ đầu đã bày tỏ sự nghi ngại rằng các nhà lãnh đạo của khối sẽ khó đạt được sự đồng thuận sau 2 ngày hội nghị, bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức vẫn tỏ ra lạc quan rằng các cuộc thảo luận song phương và theo nhóm đã cho thấy khả năng đạt được đồng thuận trong tương lại. Đức hiện là nước đóng góp nhiều nhất cho ngân sách EU và ủng hộ việc cắt giảm ngân sách EU theo từng giai đoạn.
Lần cuối cùng EU tiến hành các cuộc thương lượng nhọc nhằn về ngân sách là vào năm 2005 và phải mất 6 tháng sau một hội nghị thượng đỉnh không có kết quả để 27 quốc gia thành viên đạt được một thỏa hiệp về vấn đề chi tiêu của khối./.
(TTXVN)