Ngày 11/2, Hội đồng châu Âu đã tiến hành hội nghị cấp cao không chính thức dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hội đồng, ông Herman Van Rompuy tại Brussels, Bỉ.
Đây là hội nghị cấp cao đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) kể từ sau Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu họp tại Copenhagen (Đan Mạch) và cũng là hội nghị cấp cao đầu tiên của EU kể từ khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực đầy đủ.
Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo 27 nước EU đã tập trung thảo luận 3 vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay là giải cứu nền kinh tế Hy Lạp, chiến thuật của châu Âu trong lĩnh vực biến đổi khí hậu thời kỳ hậu Copenhagen và phản ứng của EU sau khi xảy ra vụ động đất ở Haiiti.
Vấn đề nổi cộm tại hội nghị này là việc liệu EU có thể làm gì để cứu giúp nền kinh tế Hy Lạp đang lâm vào cảnh nợ nần trầm trọng, mà nếu để nó sụp đổ sẽ làm suy yếu lòng tin ở khu vực đồng tiền chung này, đồng thời tác động đến những nước châu Âu khác cũng đang gặp khó khăn về ngân sách như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và cả Italy.
Tuy nhiên, các quy định hiện nay của EU lại cấm các nước thành viên khu vực đồng euro gánh đỡ nợ cho các nước khá, do vậy trên thực tế hội nghị cấp cao lần này cũng vẫn chưa đưa ra được bất cứ biện pháp cụ thể nào, ngoài sự ủng hộ mà, theo cách nói của chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy trong cuộc họp báo kết thúc hội nghị, chỉ "mang tính trách nhiệm và đoàn kết" với Hy Lạp mà thôi.
Hội nghị cũng thảo luận đề xuất của Oxfam và một số tổ chức quốc tế khác liên quan đến việc đánh thuế 0,05% các giao dịch tài chính, với hy vọng qua đó có thể thu được khoản tiền 400 tỷ đôla (chừng 290 tỷ euro) mỗi năm. Khoản tiền này sẽ được dùng để cân bằng cán cân ngân sách và chi cho các chính sách nội bộ EU, đồng thời khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đối với các nước nghèo và giúp họ thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu. Bước đầu tiên là EU phải ủng hộ việc bắt đầu tiến hành đánh thuế 0,05% giao dịch tài chính giữa đồng euro và đồng bảng Anh vào năm 2011.
Tại hội nghị Copenhagen về biến đổi khí hậu vừa rồi, EU đã không thể tạo ra được một ảnh hưởng chính trị thực sự nào đáng kể. Tuy nhiên, liên minh này đã ít nhiều thành công trong việc gây ảnh hưởng tích cực đối với các cuộc thảo luận về khí hậu. EU cần giành lại ưu thế trong năm nay bằng cách định ra thời hạn cho cuộc thảo luận toàn cầu về vấn đề tài trợ quốc tế cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, động viên các quốc gia đi đến cam kết trong lĩnh vực này, đồng thời tìm biện pháp để châu Âu giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra, hội nghị đã thảo luận những hoạt động tiếp theo của EU để giúp Haiiti phục hồi sau thảm họa động đất. Đây cũng là dịp để EU xem xét lại cơ chế phản ứng của châu Âu trước các thảm họa trong tương lai, trong đó có ý tưởng về việc thành lập một lực lượng bảo vệ thường dân của châu Âu./.
Đây là hội nghị cấp cao đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) kể từ sau Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu họp tại Copenhagen (Đan Mạch) và cũng là hội nghị cấp cao đầu tiên của EU kể từ khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực đầy đủ.
Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo 27 nước EU đã tập trung thảo luận 3 vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay là giải cứu nền kinh tế Hy Lạp, chiến thuật của châu Âu trong lĩnh vực biến đổi khí hậu thời kỳ hậu Copenhagen và phản ứng của EU sau khi xảy ra vụ động đất ở Haiiti.
Vấn đề nổi cộm tại hội nghị này là việc liệu EU có thể làm gì để cứu giúp nền kinh tế Hy Lạp đang lâm vào cảnh nợ nần trầm trọng, mà nếu để nó sụp đổ sẽ làm suy yếu lòng tin ở khu vực đồng tiền chung này, đồng thời tác động đến những nước châu Âu khác cũng đang gặp khó khăn về ngân sách như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và cả Italy.
Tuy nhiên, các quy định hiện nay của EU lại cấm các nước thành viên khu vực đồng euro gánh đỡ nợ cho các nước khá, do vậy trên thực tế hội nghị cấp cao lần này cũng vẫn chưa đưa ra được bất cứ biện pháp cụ thể nào, ngoài sự ủng hộ mà, theo cách nói của chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy trong cuộc họp báo kết thúc hội nghị, chỉ "mang tính trách nhiệm và đoàn kết" với Hy Lạp mà thôi.
Hội nghị cũng thảo luận đề xuất của Oxfam và một số tổ chức quốc tế khác liên quan đến việc đánh thuế 0,05% các giao dịch tài chính, với hy vọng qua đó có thể thu được khoản tiền 400 tỷ đôla (chừng 290 tỷ euro) mỗi năm. Khoản tiền này sẽ được dùng để cân bằng cán cân ngân sách và chi cho các chính sách nội bộ EU, đồng thời khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đối với các nước nghèo và giúp họ thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu. Bước đầu tiên là EU phải ủng hộ việc bắt đầu tiến hành đánh thuế 0,05% giao dịch tài chính giữa đồng euro và đồng bảng Anh vào năm 2011.
Tại hội nghị Copenhagen về biến đổi khí hậu vừa rồi, EU đã không thể tạo ra được một ảnh hưởng chính trị thực sự nào đáng kể. Tuy nhiên, liên minh này đã ít nhiều thành công trong việc gây ảnh hưởng tích cực đối với các cuộc thảo luận về khí hậu. EU cần giành lại ưu thế trong năm nay bằng cách định ra thời hạn cho cuộc thảo luận toàn cầu về vấn đề tài trợ quốc tế cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, động viên các quốc gia đi đến cam kết trong lĩnh vực này, đồng thời tìm biện pháp để châu Âu giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra, hội nghị đã thảo luận những hoạt động tiếp theo của EU để giúp Haiiti phục hồi sau thảm họa động đất. Đây cũng là dịp để EU xem xét lại cơ chế phản ứng của châu Âu trước các thảm họa trong tương lai, trong đó có ý tưởng về việc thành lập một lực lượng bảo vệ thường dân của châu Âu./.
Thúy Viên (Vietnam+)