Phản ứng trước làn sóng bạo lực gia tăng tại các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông nhằm vào phái bộ ngoại giao và lợi ích của Mỹ cùng các nước phương Tây những ngày gần đây, cộng đồng quốc tế đã kịch liệt lên án các vụ tấn công, cho rằng những hành động tiêu cực này đang đi ngược với mọi quy tắc của thế giới văn minh.
[Vì sao Mỹ không cấm đoán phim phỉ báng đạo Hồi?] Ngày 14/9, Liên minh châu Âu (EU) đã cực lực phản đối các vụ tấn công nhằm vào Đại sứ quán Đức và Anh ở Sudan. Bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso và Ủy viên phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton lên án những kẻ lợi dụng các cuộc biểu tình liên quan tới bộ phim có nội dung phỉ báng đạo Hồi, để phá hoại, khẳng định những vụ tấn công bạo lực này là không thể chấp nhận được và không có gì có thể biện minh cho những hành động côn đồ kiểu này. Các quan chức này bày tỏ hy vọng rằng mọi vấn đề sẽ được giải quyết một cách hòa bình, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, đồng thời thúc giục giới lãnh đạo tại các nước Arập và cộng đồng người Hồi giáo thông qua việc thúc đẩy đối thoại và lòng khoan dung để kêu gọi hòa bình và kiềm chế bạo lực ngay lập tức. Mặc dù kịch liệt lên án bộ phim mang nội dung phỉ báng đạo Hồi, song Berlin khẳng định đây không thể được xem là cái cớ cho hành động tấn công Đại sứ quán Đức và Anh ở thủ đô Khartoum của Sudan. Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ lo ngại làn sóng bạo lực gia tăng tại các nước Arập, đặc biệt vụ tấn công nhằm vào cơ quan ngoại giao của Đức cũng như một số đại sứ quán của Mỹ tại Trung Đông. Bà Merkel khẳng định: "Bạo lực không bao giờ là phương tiện để giải quyết các vấn đề chính trị. Sự cuồng tín không phải là 'thế thượng phong'." Đức kêu gọi sự tôn trọng lẫn nhau trong tín ngưỡng cũng như tin tưởng trong đối thoại. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Sudan Ali Karti, cũng đã yêu cầu chính quyền Khartoum đảm bảo an toàn cho phái bộ của Đức tại nước này, đồng thời có các biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn bạo lực leo thang.
[Vì sao Mỹ không cấm đoán phim phỉ báng đạo Hồi?] Ngày 14/9, Liên minh châu Âu (EU) đã cực lực phản đối các vụ tấn công nhằm vào Đại sứ quán Đức và Anh ở Sudan. Bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso và Ủy viên phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton lên án những kẻ lợi dụng các cuộc biểu tình liên quan tới bộ phim có nội dung phỉ báng đạo Hồi, để phá hoại, khẳng định những vụ tấn công bạo lực này là không thể chấp nhận được và không có gì có thể biện minh cho những hành động côn đồ kiểu này. Các quan chức này bày tỏ hy vọng rằng mọi vấn đề sẽ được giải quyết một cách hòa bình, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, đồng thời thúc giục giới lãnh đạo tại các nước Arập và cộng đồng người Hồi giáo thông qua việc thúc đẩy đối thoại và lòng khoan dung để kêu gọi hòa bình và kiềm chế bạo lực ngay lập tức. Mặc dù kịch liệt lên án bộ phim mang nội dung phỉ báng đạo Hồi, song Berlin khẳng định đây không thể được xem là cái cớ cho hành động tấn công Đại sứ quán Đức và Anh ở thủ đô Khartoum của Sudan. Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ lo ngại làn sóng bạo lực gia tăng tại các nước Arập, đặc biệt vụ tấn công nhằm vào cơ quan ngoại giao của Đức cũng như một số đại sứ quán của Mỹ tại Trung Đông. Bà Merkel khẳng định: "Bạo lực không bao giờ là phương tiện để giải quyết các vấn đề chính trị. Sự cuồng tín không phải là 'thế thượng phong'." Đức kêu gọi sự tôn trọng lẫn nhau trong tín ngưỡng cũng như tin tưởng trong đối thoại. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Sudan Ali Karti, cũng đã yêu cầu chính quyền Khartoum đảm bảo an toàn cho phái bộ của Đức tại nước này, đồng thời có các biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn bạo lực leo thang.
Người biểu tình Palestine cầm trên tay cuốn kinh Koran trong cuộc biểu tình phản đối bộ phim phỉ báng đạo Hồi (Nguồn: AFP)
Ông Karti cũng khẳng định rằng chính phủ sẽ nỗ lực hết sức nhằm đảm bảo an ninh cho phái bộ ngoại giao Đức. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đang phối hợp với chính quyền các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt ở Tunisia và Sudan, để bảo đảm an ninh cho các phái bộ ngoại giao tại các khu vực này, đồng thời thành lập một nhóm tiếp nhận thông tin và điều phối phản ứng hoạt động 24/24. Tổng thống Barack Obama cũng yêu cầu xem xét lại biện pháp bảo đảm an ninh tại các phái bộ ngoại giao của Mỹ trên toàn thế giới sau những vụ việc vừa qua. Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton kêu gọi lãnh đạo tại các nước Ai Cập, Libya, Yemen và Tunisia, những nơi các đại sứ quán của Mỹ bị tấn công, phải nỗ lực hết sức để khôi phục lại an ninh và trật tự, nhất là chính quyền các nước này phải có trách nhiệm truy tìm những kẻ đứng đằng sau làn sóng bạo lực này. Bà đề nghị nhà chức trách ở tất cả các nước liên quan nhanh chóng đảm bảo an ninh cho các phái bộ ngoại giao và bảo vệ nhân viên ngoại giao. Điều tối quan trọng hiện nay là các nhà lãnh đạo trong khu vực bị ảnh hưởng cần lập tức kêu gọi hòa bình và kiềm chế. Trong khi đó, Nhà Trắng khẳng định không hề nhận được thông tin tình báo nào trước khi xảy ra vụ lãnh sự quán Mỹ bị tấn công ở Libya, khiến Đại sứ nước này và ba nhân viên ngoại giao thiệt mạng. Hiện cảnh sát Los Angeles tại Mỹ đang tăng cường giám sát bên ngoài ngôi nhà của một người được cho đã hợp tác trong bộ phim được cho phỉ báng đạo Hồi khiến bạo lực bùng phát tại Trung Đông thời gian qua. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã cực lực lên án các vụ tấn công nhằm vào phái bộ ngoại giao Mỹ và một số nước phương Tây tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Trong tuyên bố ra ngày 14/9, Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đại sứ Đức Peter Wittig nói: "Các ủy viên Hội đồng Bảo an lên án với ngôn từ mạnh mẽ nhất trước hàng loạt vụ tấn công bạo lực nhằm vào các tòa nhà đại sứ quán và lãnh sứ quán của các nước thành viên ở nhiều nơi trong hai ngày vừa qua... Các ủy viên Hội đồng Bảo an bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước những vụ tấn công này, một lần nữa kêu gọi bản chất của các phái bộ ngoại giao là hòa bình và một trong những nhiệm vụ chính của các nhà ngoại giao là thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và các nền văn hóa." Hội đồng Bảo an cũng tái khẳng định "nguyên tắc cơ bản không được phép xâm phạm các tòa nhà ngoại giao và lãnh sự," chỉ trích hành động bạo lực đối với những địa điểm như vậy là "không thể biện minh dưới bất kỳ động cơ nào." Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon lên án đoạn phim báng bổ đạo Hồi xuất hiện trên Internet là cố tình nhằm kích động niềm tin mù quáng. Một tín đồ Cơ đốc Ai Cập đang sinh sống tại California, Mỹ, được cho là chủ nhân của đoạn phim nói trên./.
(TTXVN)