Liên minh châu Âu (EU) đang tiến rất gần tới một thỏa thuận thương mại với nhà chức trách Palestine, sau khi các nhà lập pháp châu Âu nhất trí mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa cho nông sản và ngư sản nhập khẩu từ khu bờ Tây và Dải Gaza.
Với 27 phiếu thuận và 0 phiếu chống, Ủy ban thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu ngày 31/8 đã mở đường cho một thỏa thuận thương mại với Palestine dự kiến được Nghị viện châu Âu đưa ra biểu quyết vào cuối tháng 9/2011.
Điều này cũng đồng nghĩa với dấu hiệu EU ủng hộ Palestine trong bối cảnh vùng lãnh thổ này đang chuẩn bị để xin Liên hợp quốc công nhận quyền quốc gia trong tháng tới.
Theo nghị sĩ Hy Lạp Maria Eleni Koppa - người dẫn đầu cuộc thương lượng về vấn đề mở cửa thị trường cho hàng hóa Palestine - thỏa thuận này đặc biệt quan trọng, tạo thêm động lực cho Palestine tiến tới trao đổi thương mại trực tiếp với EU.
Majed Bamya, nhà ngoại giao Palestine ở Brussels (Bỉ), cũng nói rằng đây là một thỏa thuận quan trọng, giúp Palestine xây dựng nền kinh tế của một quốc gia độc lập. Một khi được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua, thỏa thuận này sẽ được chuyển tới các nước thành viên EU và cơ quan quyền lực Palestine phê chuẩn. Dự kiến, thỏa thuận sẽ có hiệu lực trước khi kết thúc năm 2011.
Trao đổi thương mại giữa EU với Bờ Tây và Dải Gaza chỉ đạt 60 triệu euro (86,2 triệu USD) năm 2009, trong đó hàng hóa xuất khẩu của Palestine vào thị trường EU chỉ chiếm 10% giá trị. Trong khi đó, các cơ hội thúc đẩy xuất khẩu vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Palestine trở nên yếu ớt do xung đột thường xuyên giữa vùng lãnh thổ này với người Israel.
Khu Bờ Tây và Dải Gaza chủ yếu xuất khẩu rau quả và hoa tới EU, trong khi vùng lãnh thổ Palestine nhập khẩu từ EU máy móc, hóa chất và thiết bị giao thông. Nếu thỏa thuận mới được ký kết, nông sản, cá tươi và cá chế biến của Palestine sẽ miễn thuế với số lượng không giới hạn vào thị trường EU./.
Với 27 phiếu thuận và 0 phiếu chống, Ủy ban thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu ngày 31/8 đã mở đường cho một thỏa thuận thương mại với Palestine dự kiến được Nghị viện châu Âu đưa ra biểu quyết vào cuối tháng 9/2011.
Điều này cũng đồng nghĩa với dấu hiệu EU ủng hộ Palestine trong bối cảnh vùng lãnh thổ này đang chuẩn bị để xin Liên hợp quốc công nhận quyền quốc gia trong tháng tới.
Theo nghị sĩ Hy Lạp Maria Eleni Koppa - người dẫn đầu cuộc thương lượng về vấn đề mở cửa thị trường cho hàng hóa Palestine - thỏa thuận này đặc biệt quan trọng, tạo thêm động lực cho Palestine tiến tới trao đổi thương mại trực tiếp với EU.
Majed Bamya, nhà ngoại giao Palestine ở Brussels (Bỉ), cũng nói rằng đây là một thỏa thuận quan trọng, giúp Palestine xây dựng nền kinh tế của một quốc gia độc lập. Một khi được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua, thỏa thuận này sẽ được chuyển tới các nước thành viên EU và cơ quan quyền lực Palestine phê chuẩn. Dự kiến, thỏa thuận sẽ có hiệu lực trước khi kết thúc năm 2011.
Trao đổi thương mại giữa EU với Bờ Tây và Dải Gaza chỉ đạt 60 triệu euro (86,2 triệu USD) năm 2009, trong đó hàng hóa xuất khẩu của Palestine vào thị trường EU chỉ chiếm 10% giá trị. Trong khi đó, các cơ hội thúc đẩy xuất khẩu vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Palestine trở nên yếu ớt do xung đột thường xuyên giữa vùng lãnh thổ này với người Israel.
Khu Bờ Tây và Dải Gaza chủ yếu xuất khẩu rau quả và hoa tới EU, trong khi vùng lãnh thổ Palestine nhập khẩu từ EU máy móc, hóa chất và thiết bị giao thông. Nếu thỏa thuận mới được ký kết, nông sản, cá tươi và cá chế biến của Palestine sẽ miễn thuế với số lượng không giới hạn vào thị trường EU./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)