Trong phiên họp thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) hôm 17/6, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất (về nguyên tắc) kế hoạch siết lại các quy định về ngân sách và phấn đấu để quá trình phối hợp chính sách kinh tế được chặt chẽ hơn.
Động thái này nhằm trấn an các thị trường tài chính rằng EU có thể kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và đang nỗ lực phòng tránh nguy cơ khủng hoảng lặp lại.
27 quốc gia thành viên của EU nhất trí rằng cần phải tăng cường kiểm tra "sức khỏe" tài chính của các ngân hàng và kết quả của các đợt "sát hạch" này sẽ được công bố vào nửa cuối của tháng Bảy tới.
Các quốc gia không đáp ứng mục tiêu về ngân sách và nợ sẽ phải đối mặt với những trừng phạt cứng rắn hơn. Các kế hoạch ngân sách quốc gia cần được trình lên Ủy ban châu Âu (EC) để kiểm tra trước khi đưa ra quốc hội của nước đó thông qua.
Các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí với đề xuất đánh thuế ngân hàng châu Âu và sẽ đưa đề xuất đánh thuế giao dịch tài chính ra thảo luận tại phiên họp thượng đỉnh của nhóm G20, dự kiến được tổ chức tại Toronto của Canada, trong 2 ngày 26-27/6 tới.
Đề xuất đánh thuế ngân hàng được EU nhất trí mặc dù các nền kinh tế khác trên thế giới thường tránh biện pháp này. Mục đích của kế hoạch đánh thuế ngân hàng là nhằm huy động vốn từ các thể chế vốn bị cáo buộc đã gây ra tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, để giúp đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Tháng Năm vừa qua, EU - với hơn 500 triệu dân - đã đồng ý thiết lập cơ chế an toàn trị giá 500 tỷ euro (khaongr 620 tỷ USD) để giúp đỡ các nền kinh tế trong Eurozone đang gặp khó khăn và dành cho Hy Lạp - quốc gia đang ngập trong nợ nần - gói hỗ trợ 110 tỷ euro.
Tuy nhiên, EU vẫn đang phải vật lộn để làm dịu đi tâm lý lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp không lan sang các nước khác ở Eurozone, chẳng hạn như Tây Ban Nha.
Tại phiên họp thượng đỉnh trên, các nhà lãnh đạo EU không xây dựng một thỏa thuận chính thức về việc phối hợp chính sách. Theo kế hoạch, khi nhóm tác nghiệp trình lên ban lãnh đạo EU những cải cách để bảo vệ đồng euro (dự kiến vào tháng Mười tới), EU mới công bố những quy định mới về ngân sách.
Mặc dù EU đã đạt được sự thống nhất về nguyên tắc, nhưng vẫn còn có những bất đồng giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkoz - các nhà lãnh đạo của 2 nền kinh tế lớn nhất Eurozone - về phương thức triển khai các ý tưởng trên.
Đặc biệt, về kế hoạch giám sát ngân sách chặt chẽ hơn, Anh tuyên bố không cho phép kế hoạch ngân sách của mình trình lên EC để xem xét trước khi đưa ra Quốc hội Anh.
Các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí về chiến lược tăng trưởng và kiến tạo việc làm trong thập kỷ tới./.
Động thái này nhằm trấn an các thị trường tài chính rằng EU có thể kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và đang nỗ lực phòng tránh nguy cơ khủng hoảng lặp lại.
27 quốc gia thành viên của EU nhất trí rằng cần phải tăng cường kiểm tra "sức khỏe" tài chính của các ngân hàng và kết quả của các đợt "sát hạch" này sẽ được công bố vào nửa cuối của tháng Bảy tới.
Các quốc gia không đáp ứng mục tiêu về ngân sách và nợ sẽ phải đối mặt với những trừng phạt cứng rắn hơn. Các kế hoạch ngân sách quốc gia cần được trình lên Ủy ban châu Âu (EC) để kiểm tra trước khi đưa ra quốc hội của nước đó thông qua.
Các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí với đề xuất đánh thuế ngân hàng châu Âu và sẽ đưa đề xuất đánh thuế giao dịch tài chính ra thảo luận tại phiên họp thượng đỉnh của nhóm G20, dự kiến được tổ chức tại Toronto của Canada, trong 2 ngày 26-27/6 tới.
Đề xuất đánh thuế ngân hàng được EU nhất trí mặc dù các nền kinh tế khác trên thế giới thường tránh biện pháp này. Mục đích của kế hoạch đánh thuế ngân hàng là nhằm huy động vốn từ các thể chế vốn bị cáo buộc đã gây ra tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, để giúp đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Tháng Năm vừa qua, EU - với hơn 500 triệu dân - đã đồng ý thiết lập cơ chế an toàn trị giá 500 tỷ euro (khaongr 620 tỷ USD) để giúp đỡ các nền kinh tế trong Eurozone đang gặp khó khăn và dành cho Hy Lạp - quốc gia đang ngập trong nợ nần - gói hỗ trợ 110 tỷ euro.
Tuy nhiên, EU vẫn đang phải vật lộn để làm dịu đi tâm lý lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp không lan sang các nước khác ở Eurozone, chẳng hạn như Tây Ban Nha.
Tại phiên họp thượng đỉnh trên, các nhà lãnh đạo EU không xây dựng một thỏa thuận chính thức về việc phối hợp chính sách. Theo kế hoạch, khi nhóm tác nghiệp trình lên ban lãnh đạo EU những cải cách để bảo vệ đồng euro (dự kiến vào tháng Mười tới), EU mới công bố những quy định mới về ngân sách.
Mặc dù EU đã đạt được sự thống nhất về nguyên tắc, nhưng vẫn còn có những bất đồng giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkoz - các nhà lãnh đạo của 2 nền kinh tế lớn nhất Eurozone - về phương thức triển khai các ý tưởng trên.
Đặc biệt, về kế hoạch giám sát ngân sách chặt chẽ hơn, Anh tuyên bố không cho phép kế hoạch ngân sách của mình trình lên EC để xem xét trước khi đưa ra Quốc hội Anh.
Các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí về chiến lược tăng trưởng và kiến tạo việc làm trong thập kỷ tới./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)