Kết thúc cuộc họp ngày 16/11, tại Brussels, Bỉ, các bộ trưởng tài chính của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí siết chặt giám sát các ngân hàng, nhưng bất đồng về cách thức đánh thuế khu vực này và việc trao đổi thông tin về thuế giữa các nước.
Các bộ trưởng cũng tán thành kế hoạch thành lập ba cơ quan mới vào tháng 1/2011 để giám sát các ngân hàng, các hãng bảo hiểm và các thị trường nhằm điều chỉnh những sai lầm gây ra cuộc khủng hoảng tài chính.
Ngoài ra, EU sẽ thành lập một cơ quan mới trực thuộc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) để đánh giá những rủi ro mang tính hệ thống đối với châu Âu nhằm phát hiện những nguy cơ nghiêm trọng hơn từ việc chuyển sang giai đoạn bất ổn tiếp theo với tình trạng bong bóng trên thị trường bất động sản.
Bộ trưởng Tài chính Bỉ Didier Reynders cho biết đây là kế hoạch cả gói mà ý nghĩa quan trọng của nó là không thể phủ nhận. Đó là biểu hiện đoàn kết của ban lãnh đạo EU trong việc điều chỉnh các dịch vụ tài chính.
Tuy nhiên, EU cần đạt được một thỏa thuận về ngân sách của khối này cho năm tới để đảm bảo các cơ quan mới thành lập có ngân quỹ hoạt động. Các cuộc thương lượng giữa các nghị sĩ và các chính phủ về ngân sách 2011 của EU vào ngày 15/11 vừa qua đã lâm vào tình trạng bế tắc, đe dọa đẩy quá trình hoạch định tài chính của EU vào hỗn loạn và là dấu hiệu xấu đối với khả năng khối này đạt được các thỏa thuận.
Nghị viện châu Âu, có chung tiếng nói với các chính phủ thành viên EU, cũng đã ủng hộ biện pháp giám sát. Các bộ trưởng cũng đã nhất trí sơ bộ về việc từ năm 2011 sẽ siết chặt giám sát các tập đoàn tài chính có các hoạt động ngân hàng và bảo hiểm ở nhiều quốc gia.
Ông Reynders cho biết các nước EU hiện sẽ phải tìm kiếm một thỏa thuận chung với Nghị viện châu Âu để đẩy nhanh việc thông qua các biện pháp trên.
Tại cuộc họp trên, các bộ trưởng đã buộc phải gác lại việc ký kết một thỏa thuận về biện pháp nhằm cải thiện sự trao đổi thông tin thuế giữa các nước EU do có bất đồng về quy mô và tốc độ áp dụng của các quy định mới. Theo nguyên tắc, tất cả các vấn đề liên quan tới thuế đều phải có sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên.
Ủy viên EU phụ trách vấn đề thuế Algirdas Semeta nhấn mạnh khối này phải chứng tỏ rằng họ có khả năng chống và loại trừ tình trạng gian lận thuế bằng việc thông qua các quy định giúp đưa lĩnh vực này đáp ứng với các tiêu chuẩn toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Bỉ, với tư cách Chủ tịch luân phiên EU, đã đề xuất một giai đoạn chuyển tiếp, bắt đầu từ năm 2014 với việc chỉ chia sẻ những số liệu đã có sẵn trước khi chuyển sang giai đoạn bắt buộc phải trao đổi những số liệu được ấn định cụ thể.
Theo Bộ trưởng Tài chính Italy Giulio Tremonti, các nước thành viên EU đã “vi phạm” quy định của khối khi ký các thỏa thuận song phương về giảm thuế với Thụy Sĩ./.
Các bộ trưởng cũng tán thành kế hoạch thành lập ba cơ quan mới vào tháng 1/2011 để giám sát các ngân hàng, các hãng bảo hiểm và các thị trường nhằm điều chỉnh những sai lầm gây ra cuộc khủng hoảng tài chính.
Ngoài ra, EU sẽ thành lập một cơ quan mới trực thuộc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) để đánh giá những rủi ro mang tính hệ thống đối với châu Âu nhằm phát hiện những nguy cơ nghiêm trọng hơn từ việc chuyển sang giai đoạn bất ổn tiếp theo với tình trạng bong bóng trên thị trường bất động sản.
Bộ trưởng Tài chính Bỉ Didier Reynders cho biết đây là kế hoạch cả gói mà ý nghĩa quan trọng của nó là không thể phủ nhận. Đó là biểu hiện đoàn kết của ban lãnh đạo EU trong việc điều chỉnh các dịch vụ tài chính.
Tuy nhiên, EU cần đạt được một thỏa thuận về ngân sách của khối này cho năm tới để đảm bảo các cơ quan mới thành lập có ngân quỹ hoạt động. Các cuộc thương lượng giữa các nghị sĩ và các chính phủ về ngân sách 2011 của EU vào ngày 15/11 vừa qua đã lâm vào tình trạng bế tắc, đe dọa đẩy quá trình hoạch định tài chính của EU vào hỗn loạn và là dấu hiệu xấu đối với khả năng khối này đạt được các thỏa thuận.
Nghị viện châu Âu, có chung tiếng nói với các chính phủ thành viên EU, cũng đã ủng hộ biện pháp giám sát. Các bộ trưởng cũng đã nhất trí sơ bộ về việc từ năm 2011 sẽ siết chặt giám sát các tập đoàn tài chính có các hoạt động ngân hàng và bảo hiểm ở nhiều quốc gia.
Ông Reynders cho biết các nước EU hiện sẽ phải tìm kiếm một thỏa thuận chung với Nghị viện châu Âu để đẩy nhanh việc thông qua các biện pháp trên.
Tại cuộc họp trên, các bộ trưởng đã buộc phải gác lại việc ký kết một thỏa thuận về biện pháp nhằm cải thiện sự trao đổi thông tin thuế giữa các nước EU do có bất đồng về quy mô và tốc độ áp dụng của các quy định mới. Theo nguyên tắc, tất cả các vấn đề liên quan tới thuế đều phải có sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên.
Ủy viên EU phụ trách vấn đề thuế Algirdas Semeta nhấn mạnh khối này phải chứng tỏ rằng họ có khả năng chống và loại trừ tình trạng gian lận thuế bằng việc thông qua các quy định giúp đưa lĩnh vực này đáp ứng với các tiêu chuẩn toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Bỉ, với tư cách Chủ tịch luân phiên EU, đã đề xuất một giai đoạn chuyển tiếp, bắt đầu từ năm 2014 với việc chỉ chia sẻ những số liệu đã có sẵn trước khi chuyển sang giai đoạn bắt buộc phải trao đổi những số liệu được ấn định cụ thể.
Theo Bộ trưởng Tài chính Italy Giulio Tremonti, các nước thành viên EU đã “vi phạm” quy định của khối khi ký các thỏa thuận song phương về giảm thuế với Thụy Sĩ./.
Thái Vân (TTXVN/Vietnam+)