Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/3 đã thông qua quyết định lập tức tạm ngừng phần lớn lệnh trừng phạt chống Zimbabwe sau khi nước này tổ chức thành công cuộc trưng cầu ý dân về bản Hiến pháp mới.
Trong một thông báo ra cùng ngày, EU nhấn mạnh "chúng tôi xin chúc mừng nhân dân Zimbabwe về cuộc trưng cầu ý dân diễn ra trong hòa bình, thành công và đáng tin cậy. Đây là một bước tiến quan trọng hướng tới cuộc tổng tuyển cử và cũng là lý do để EU quyết định tạm ngừng ngay lập tức lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với 81 cá nhân và 8 thực thể của Zimbabwe."
Tuy nhiên, một nguồn tin khác cho biết 10 cá nhân, trong đó có Tổng thống Robert Mugabe, cùng hai công ty, trong đó có tập đoàn khai thác kim cương do nhà nước quản lý mang tên Tập đoàn Phát triển Khai mỏ Zimbabwe, vẫn bị lưu tên trong danh sách trừng phạt.
EU đã dần nới lỏng các biện pháp trừng phạt Zimbabwe, vốn được áp dụng lần đầu tiên vào năm 2002, như một phần trong chiến lược khích lệ cải cách chính trị tại quốc gia châu Phi này sau 33 năm dưới sự cầm quyền của ông Mugabe.
Với việc gần 95% cử tri bỏ phiếu chấp thuận bản Hiến pháp mới trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 16/3, theo đó hạn chế quyền lực của tổng thống, tăng cường quyền lực của quốc hội và mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử mới dự kiến vào cuối năm nay./.
Trong một thông báo ra cùng ngày, EU nhấn mạnh "chúng tôi xin chúc mừng nhân dân Zimbabwe về cuộc trưng cầu ý dân diễn ra trong hòa bình, thành công và đáng tin cậy. Đây là một bước tiến quan trọng hướng tới cuộc tổng tuyển cử và cũng là lý do để EU quyết định tạm ngừng ngay lập tức lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với 81 cá nhân và 8 thực thể của Zimbabwe."
Tuy nhiên, một nguồn tin khác cho biết 10 cá nhân, trong đó có Tổng thống Robert Mugabe, cùng hai công ty, trong đó có tập đoàn khai thác kim cương do nhà nước quản lý mang tên Tập đoàn Phát triển Khai mỏ Zimbabwe, vẫn bị lưu tên trong danh sách trừng phạt.
EU đã dần nới lỏng các biện pháp trừng phạt Zimbabwe, vốn được áp dụng lần đầu tiên vào năm 2002, như một phần trong chiến lược khích lệ cải cách chính trị tại quốc gia châu Phi này sau 33 năm dưới sự cầm quyền của ông Mugabe.
Với việc gần 95% cử tri bỏ phiếu chấp thuận bản Hiến pháp mới trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 16/3, theo đó hạn chế quyền lực của tổng thống, tăng cường quyền lực của quốc hội và mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử mới dự kiến vào cuối năm nay./.
(TTXVN)