Ủy ban châu Âu (EC) ngày 29/10 đã đưa ra những tiêu chuẩn mới và cứng rắn hơn so với những quy định hiện hành về lưu giữ chất thải phóng xạ.
Theo các đại diện EC, những tiêu chuẩn mới này bao gồm sự tham gia lớn hơn của ngành công nghiệp vào việc thanh toán cho việc lưu giữ chất thải phóng xạ tại các bể chứa ngầm dưới đất cũng như quy định khả năng các giám sát viên tiếp cận các bể lưu giữ chất thải phóng xạ.
Quy định mới cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng các chất thải phóng xạ cần phải được lưu giữ trong các bể chứa ngầm được xây dựng bằng đá granít hoặc đất sét ở độ sâu không dưới 100 mét.
Ngày 3/11 tới, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng Gunter Ettinger sẽ thuyết trình những quy định mới và trình lên các cơ quan cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) để thảo luận. Việc xem xét lại những tiêu chuẩn về lưu giữ chất thải phóng xạ liên quan đến việc phục hồi ngành năng lượng hạt nhân ở EU, khi mà một loạt nước EU đang xúc tiến thành lập mạng lưới các nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới.
Hàng năm, các nhà máy điện hạt nhân của các quốc gia EU thải ra 50.000 tấn chất thải phóng xạ./.
Theo các đại diện EC, những tiêu chuẩn mới này bao gồm sự tham gia lớn hơn của ngành công nghiệp vào việc thanh toán cho việc lưu giữ chất thải phóng xạ tại các bể chứa ngầm dưới đất cũng như quy định khả năng các giám sát viên tiếp cận các bể lưu giữ chất thải phóng xạ.
Quy định mới cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng các chất thải phóng xạ cần phải được lưu giữ trong các bể chứa ngầm được xây dựng bằng đá granít hoặc đất sét ở độ sâu không dưới 100 mét.
Ngày 3/11 tới, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng Gunter Ettinger sẽ thuyết trình những quy định mới và trình lên các cơ quan cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) để thảo luận. Việc xem xét lại những tiêu chuẩn về lưu giữ chất thải phóng xạ liên quan đến việc phục hồi ngành năng lượng hạt nhân ở EU, khi mà một loạt nước EU đang xúc tiến thành lập mạng lưới các nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới.
Hàng năm, các nhà máy điện hạt nhân của các quốc gia EU thải ra 50.000 tấn chất thải phóng xạ./.
(TTXVN/Vietnam+)