Ngày 29/6, tại Hà Nội, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, Ngài Franz Jessen đã gặp gỡ báo chí cung cấp thông tin cập nhật về việc Việt Nam và EU vừa chính thức ký kết Hiệp định Hợp tác và Đối tác EU-Việt Nam (PCA) và hai bên chính thức công bố khởi động đàm phán Hiệp định tự do thương mại EU-Việt Nam (FTA).
Về Hiệp định Hợp tác và Đối tác EU - Việt Nam, Đại sứ Franz Jessen cho biết, ngày 27/6/2012 tại Brussels (Bỉ), bà Catherine Ashton, Đại diện Cấp cao về Ngoại giao và Chính sách an ninh và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã ký kết một Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện mới giữa EU và Việt Nam với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
PCA mới thể hiện cam kết của EU trong việc tăng cường mối quan hệ sâu rộng và hai bên cùng có lợi.
Hiệp định sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi hợp tác giữa EU và Việt Nam trong các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và công nghệ, quản trị công tốt, du lịch, văn hóa, di cư, chống khủng bố, tham nhũng và tội phạm có tổ chức...
Sau khi ký kết, PCA cần được thông qua bởi Quốc hội Việt Nam và 27 nước thành viên Liên minh châu Âu.
Ngay sau khi PCA được ký kết, EU và Chính phủ Việt Nam đã xác định được một số ưu tiên cần triển khai sớm trong khuôn khổ PCA.
Liên quan đến sự kiện ngày 26/6 vừa qua, Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht và Bộ trưởng Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng chính thức công bố khởi động đàm phán cho một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam, Đại sứ cho biết vòng đàm phán đầu tiên sẽ bắt đầu vào mùa thu 2012 này.
Vòng đàm phán sẽ bàn thảo tất cả các lĩnh vực và các thành tố mà các cuộc họp trước đó đã định khung đàm phán rõ ràng.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về những thuận lợi và thách thức của Việt Nam liên quan đến FTA, Đại sứ cho biết Việt Nam có thể tiếp cận thị trường EU dễ dàng hơn do có tới 90% dòng thuế sẽ dần dần được giảm về 0%.
Người tiêu dùng Việt Nam có thể tiếp cận hàng hóa có xuất xứ từ EU có chất lượng và giá thành hợp lý. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đó có thể sẽ tăng lên do chính sách bảo vệ nhà đầu tư, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Từ đó kéo theo việc tăng công ăn việc làm đối với lao động.
Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng có một ý nghĩa lớn. Với những sản phẩm của Việt Nam có bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ có thuận lợi trong giao dịch thương mại quốc tế.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội trong quá trình đổi mới, thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo, do đó rất cần nỗ lực để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Hàng hóa sản xuất có chất lượng cao, giá thành hợp lý nhập khẩu vào Việt Nam cũng là một thách thức để các nhà sản xuất trong nước cần đổi mới để tăng thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ ...
Nhấn mạnh đến EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, Đại sứ cho rằng EU và Việt Nam có sự liên quan lớn giữa hai nền kinh tế .
Tuy khác nhau về đặc điểm nhưng thị trường EU và Việt Nam luôn bổ sung cho nhau. Những sản phẩm có xuất xứ của Việt Nam sang EU hầu hết là những mặt hàng EU không có thế mạnh sản xuất và ngược lại. Kim ngạch thương mại giữa hai bên luôn tăng, thậm chí vào thời điểm khủng hoảng tại châu Âu.
Trả lời câu hỏi về thời gian đi đến một Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, Đại sứ cho rằng, EU luôn mong muốn kết thúc nhanh nhất trong điều kiện có thể.
Đại sứ hy vọng thời điểm đó có thể là vào tháng 10/2014 - khi Cao ủy Thương mại EU Karrel De Gucht kết thúc nhiệm kỳ công tác của mình.
Được biết, EU và Việt Nam ký tắt Hiệp định Hợp tác và Đối tác trong năm 2010, đây là một bước tiến đầu tiên tiến tới mối quan hệ thương mại và kinh tế gần gũi hơn.
Việc khởi động đàm phán FTA đánh dấu một mốc quan trọng trong mối quan hệ giữa hai bên.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của EU trong ASEAN và thứ 35 của EU trên thế giới. Ngược lại, EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ).
Năm 2011, EU xuất khẩu sang Việt Nam trị giá 5,2 tỷ Euro và nhập khẩu từ Việt Nam là 12,8 tỷ euro.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của EU là các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm máy móc và thiết bị điện, máy bay, phương tiện giao thông, dược phẩm, sắt và thép.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm da giày, quần áo và đồ dệt may, cà phê, hải sản và đồ nội thất da.
EU cũng là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với giá trị vốn đầu tư là 1,8 tỷ USD, chiếm hơn 12% tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp được cam kết tại Việt Nam trong năm 2011./.
Về Hiệp định Hợp tác và Đối tác EU - Việt Nam, Đại sứ Franz Jessen cho biết, ngày 27/6/2012 tại Brussels (Bỉ), bà Catherine Ashton, Đại diện Cấp cao về Ngoại giao và Chính sách an ninh và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã ký kết một Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện mới giữa EU và Việt Nam với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
PCA mới thể hiện cam kết của EU trong việc tăng cường mối quan hệ sâu rộng và hai bên cùng có lợi.
Hiệp định sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi hợp tác giữa EU và Việt Nam trong các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và công nghệ, quản trị công tốt, du lịch, văn hóa, di cư, chống khủng bố, tham nhũng và tội phạm có tổ chức...
Sau khi ký kết, PCA cần được thông qua bởi Quốc hội Việt Nam và 27 nước thành viên Liên minh châu Âu.
Ngay sau khi PCA được ký kết, EU và Chính phủ Việt Nam đã xác định được một số ưu tiên cần triển khai sớm trong khuôn khổ PCA.
Liên quan đến sự kiện ngày 26/6 vừa qua, Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht và Bộ trưởng Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng chính thức công bố khởi động đàm phán cho một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam, Đại sứ cho biết vòng đàm phán đầu tiên sẽ bắt đầu vào mùa thu 2012 này.
Vòng đàm phán sẽ bàn thảo tất cả các lĩnh vực và các thành tố mà các cuộc họp trước đó đã định khung đàm phán rõ ràng.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về những thuận lợi và thách thức của Việt Nam liên quan đến FTA, Đại sứ cho biết Việt Nam có thể tiếp cận thị trường EU dễ dàng hơn do có tới 90% dòng thuế sẽ dần dần được giảm về 0%.
Người tiêu dùng Việt Nam có thể tiếp cận hàng hóa có xuất xứ từ EU có chất lượng và giá thành hợp lý. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đó có thể sẽ tăng lên do chính sách bảo vệ nhà đầu tư, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Từ đó kéo theo việc tăng công ăn việc làm đối với lao động.
Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng có một ý nghĩa lớn. Với những sản phẩm của Việt Nam có bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ có thuận lợi trong giao dịch thương mại quốc tế.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội trong quá trình đổi mới, thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo, do đó rất cần nỗ lực để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Hàng hóa sản xuất có chất lượng cao, giá thành hợp lý nhập khẩu vào Việt Nam cũng là một thách thức để các nhà sản xuất trong nước cần đổi mới để tăng thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ ...
Nhấn mạnh đến EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, Đại sứ cho rằng EU và Việt Nam có sự liên quan lớn giữa hai nền kinh tế .
Tuy khác nhau về đặc điểm nhưng thị trường EU và Việt Nam luôn bổ sung cho nhau. Những sản phẩm có xuất xứ của Việt Nam sang EU hầu hết là những mặt hàng EU không có thế mạnh sản xuất và ngược lại. Kim ngạch thương mại giữa hai bên luôn tăng, thậm chí vào thời điểm khủng hoảng tại châu Âu.
Trả lời câu hỏi về thời gian đi đến một Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, Đại sứ cho rằng, EU luôn mong muốn kết thúc nhanh nhất trong điều kiện có thể.
Đại sứ hy vọng thời điểm đó có thể là vào tháng 10/2014 - khi Cao ủy Thương mại EU Karrel De Gucht kết thúc nhiệm kỳ công tác của mình.
Được biết, EU và Việt Nam ký tắt Hiệp định Hợp tác và Đối tác trong năm 2010, đây là một bước tiến đầu tiên tiến tới mối quan hệ thương mại và kinh tế gần gũi hơn.
Việc khởi động đàm phán FTA đánh dấu một mốc quan trọng trong mối quan hệ giữa hai bên.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của EU trong ASEAN và thứ 35 của EU trên thế giới. Ngược lại, EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ).
Năm 2011, EU xuất khẩu sang Việt Nam trị giá 5,2 tỷ Euro và nhập khẩu từ Việt Nam là 12,8 tỷ euro.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của EU là các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm máy móc và thiết bị điện, máy bay, phương tiện giao thông, dược phẩm, sắt và thép.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm da giày, quần áo và đồ dệt may, cà phê, hải sản và đồ nội thất da.
EU cũng là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với giá trị vốn đầu tư là 1,8 tỷ USD, chiếm hơn 12% tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp được cam kết tại Việt Nam trong năm 2011./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN)