Sau cuộc thảo luận kéo dài 10 giờ, sáng 16/3, các Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đạt được thỏa thuận dành cho Cộng hòa Síp khoản cứu trợ 10 tỷ euro (khoảng 13 tỷ USD) nhằm cứu nước này khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Khoản tiền này chủ yếu được sử dụng để tái cấp vốn cho các ngân hàng có nguy cơ sụp đổ do kế hoạch cơ cấu lại nợ công ở Hy Lạp hồi năm ngoái.
Theo thỏa thuận, IMF sẽ đóng góp 1 tỷ euro dưới dạng các khoản cho vay. Đổi lại, Chính phủ Síp phải thu nhỏ các ngân hàng gặp khó khăn, tư hữu hóa một số tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, tăng tỷ lệ thuế công ty trên danh nghĩa thêm 2,5% lên 12,5%, áp thuế một lần duy nhất ở mức 9,9% đối với các khoản tiền gửi trên 100.000 euro và 6,75% đối với các khoản tiền gửi thấp hơn tại các ngân hàng của nước này. Nicosia cũng sẽ đánh thuế đối với lãi suất tiền gửi do IMF gợi ý người gửi tiền nên chịu một phần chi phí cứu trợ.
Khoản cứu trợ dành cho Cộng hòa Síp thấp hơn mức đề xuất 17 tỷ euro mà Nicosia đưa ra hồi năm ngoái với lý do cần 10 tỷ để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng và 7 tỷ để thanh toán nợ và vận hành các hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên, mức vay này có thể đẩy "gánh" nợ của Cộng hòa Síp lên mức cao không thể chịu đựng được và dẫn đến những nghi ngại về khả năng hoàn trả của Nicosia.
Các nhà hoạch định chính sách trong nhiều tháng qua đã tìm cách giảm số tiền mà Cộng hòa Síp phải vay mượn thông qua các biện pháp tăng thuế nói trên, được xem là có thể giúp tăng thu nhập của Nicosia, hạn chế phần vay cần thiết từ Khu vực đồng euro nhằm duy trì nợ công ở mức có thể chịu đựng được. Ngoài nguồn vay từ EU và IMF, Cộng hòa Síp còn có thể trông chờ vào chương trình vay mượn từ Nga, lên tới 2,5 tỷ euro, và đã được gia hạn thêm 5 năm cho đến năm 2021.
Tháng 6 vừa qua, Cộng hòa Síp chính thức xin cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và IMF. Nếu không được cứu trợ khẩn cấp, Síp sẽ rơi vào tình trạng vỡ nỡ và có nguy cơ làm tiêu tan lòng tin của thị trường vào khu vực tài chính công của Eurozone.
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán cứu trợ gặp khó khăn do tiến trình bầu cử tổng thống ở Cộng hòa Síp kéo dài và cựu Tổng thống Demetris Christofias phản đối yêu cầu của EU buộc Nicosia tư nhân hóa các công ty nhà nước làm ăn có lãi./.
Khoản tiền này chủ yếu được sử dụng để tái cấp vốn cho các ngân hàng có nguy cơ sụp đổ do kế hoạch cơ cấu lại nợ công ở Hy Lạp hồi năm ngoái.
Theo thỏa thuận, IMF sẽ đóng góp 1 tỷ euro dưới dạng các khoản cho vay. Đổi lại, Chính phủ Síp phải thu nhỏ các ngân hàng gặp khó khăn, tư hữu hóa một số tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, tăng tỷ lệ thuế công ty trên danh nghĩa thêm 2,5% lên 12,5%, áp thuế một lần duy nhất ở mức 9,9% đối với các khoản tiền gửi trên 100.000 euro và 6,75% đối với các khoản tiền gửi thấp hơn tại các ngân hàng của nước này. Nicosia cũng sẽ đánh thuế đối với lãi suất tiền gửi do IMF gợi ý người gửi tiền nên chịu một phần chi phí cứu trợ.
Khoản cứu trợ dành cho Cộng hòa Síp thấp hơn mức đề xuất 17 tỷ euro mà Nicosia đưa ra hồi năm ngoái với lý do cần 10 tỷ để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng và 7 tỷ để thanh toán nợ và vận hành các hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên, mức vay này có thể đẩy "gánh" nợ của Cộng hòa Síp lên mức cao không thể chịu đựng được và dẫn đến những nghi ngại về khả năng hoàn trả của Nicosia.
Các nhà hoạch định chính sách trong nhiều tháng qua đã tìm cách giảm số tiền mà Cộng hòa Síp phải vay mượn thông qua các biện pháp tăng thuế nói trên, được xem là có thể giúp tăng thu nhập của Nicosia, hạn chế phần vay cần thiết từ Khu vực đồng euro nhằm duy trì nợ công ở mức có thể chịu đựng được. Ngoài nguồn vay từ EU và IMF, Cộng hòa Síp còn có thể trông chờ vào chương trình vay mượn từ Nga, lên tới 2,5 tỷ euro, và đã được gia hạn thêm 5 năm cho đến năm 2021.
Tháng 6 vừa qua, Cộng hòa Síp chính thức xin cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và IMF. Nếu không được cứu trợ khẩn cấp, Síp sẽ rơi vào tình trạng vỡ nỡ và có nguy cơ làm tiêu tan lòng tin của thị trường vào khu vực tài chính công của Eurozone.
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán cứu trợ gặp khó khăn do tiến trình bầu cử tổng thống ở Cộng hòa Síp kéo dài và cựu Tổng thống Demetris Christofias phản đối yêu cầu của EU buộc Nicosia tư nhân hóa các công ty nhà nước làm ăn có lãi./.
(Vietnam+)