Trong bài phát biểu mới đây tại nghị viện châu Âu, Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU), Herman Van Rompuy cho biết, các nhà lãnh đạo 17 nước thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh bất thường vào giữa tháng Ba.
Hội nghị bất thường nhằm dự thảo kế hoạch hành động nhằm tránh nguy cơ tái phát của cuộc khủng hoảng nợ - nhân tố khiến đồng euro "lung lay" trong năm 2010.
Hội nghị này là cơ hội để các nhà lãnh đạo thảo luận về các chính sách kinh tế được áp dụng tại Eurozone, trong bối cảnh liên minh tiền tệ này đang triển khai các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập và tăng cường các quỹ cứu trợ.
Các nhà lãnh đạo Eurozone muốn tổ chức hội nghị này trước khi hội nghị cấp cao toàn EU diễn ra vào ngày 24-25/3, với mục tiêu đưa ra quyết định về quy mô, hình thức và phạm vi của cơ chế cứu trợ thường trực nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ.
Trước hết, EU muốn "giải phóng" quỹ cứu trợ nòng cốt của mình, có tên là Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), trị giá 440 tỷ euro (600 tỷ USD), và cho vay toàn bộ số tiền này. Hiện khoảng 200 tỷ euro của quỹ được dự trữ như nguồn bảo hiểm tiền mặt.
Các nhà lãnh đạo cũng cân nhắc phương án để EFSF mua trái phiếu từ các nước đang khó khăn để huy động nguồn vốn rẻ trên thị trường hoặc cho các nước như Hy Lạp vay tiền mặt để mua lại trái phiếu đã bị mất giá.
Tuần trước, Đức và Pháp đề xuất một hiệp định nhằm cân đối các nhân tố chủ chốt trong chính sách kinh tế và tài chính để tránh một cuộc khủng hoảng nợ mới, nhưng các nước Eurozone tỏ ý không nhất trí. Đề xuất này có lẽ sẽ được ưu tiên thảo luận trong cuộc gặp thượng đỉnh bất thường sắp tới.
Để đổi lấy việc tiếp tục hỗ trợ cho các chính phủ đang phải vật lộn để cân đối ngân sách, Paris và Berlin muốn áp dụng các mục tiêu chính sách và những quy định hạn chế chung, mà theo họ sẽ giúp Eurozone trở thành một nền kinh tế cạnh tranh và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Bỉ Yves Leterme đã ngay lập tức có ý kến phản đối và cho rằng cần bãi bỏ đề xuất tăng lương theo lạm phát. Nỗ lực của Pháp và Đức để phối hợp chính sách kinh tế chặt chẽ hơn cũng vấp phải sự chỉ trích kịch liệt của các nghị sĩ hàng đầu tại Nghị viện châu Âu.
Ngoài việc cải cách thị trường lao động, các "ông lớn" trong Eurozone còn muốn đạt được sự thống nhất trong chế độ thuế doanh nghiệp. Kế hoạch này ảnh tưởng tới Ireland và một số nước khác. Mức thuế doanh nghiệp thấp (12,5%) của Dublin đã phải chịu sức ép lớn trong các cuộc đàm phán về kế hoạch cứu trợ nước này hồi tháng 12/2010.
Kế hoạch của Merkel-Sarkozy còn khuyến khích các đối tác đưa ra mức trần được phép đối với nợ quốc gia, phản ánh "sự kiềm hãm" tại Đức và những kế hoạch mới ở Pháp.
Người đứng đầu Liên minh công đoàn châu Âu, ông John Monks nhận định: trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone là 1/10 và chi tiêu công bị cắt giảm mạnh, Đức-Pháp đang "giẫm đạp" lên các nước nhỏ hơn./.
Hội nghị bất thường nhằm dự thảo kế hoạch hành động nhằm tránh nguy cơ tái phát của cuộc khủng hoảng nợ - nhân tố khiến đồng euro "lung lay" trong năm 2010.
Hội nghị này là cơ hội để các nhà lãnh đạo thảo luận về các chính sách kinh tế được áp dụng tại Eurozone, trong bối cảnh liên minh tiền tệ này đang triển khai các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập và tăng cường các quỹ cứu trợ.
Các nhà lãnh đạo Eurozone muốn tổ chức hội nghị này trước khi hội nghị cấp cao toàn EU diễn ra vào ngày 24-25/3, với mục tiêu đưa ra quyết định về quy mô, hình thức và phạm vi của cơ chế cứu trợ thường trực nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ.
Trước hết, EU muốn "giải phóng" quỹ cứu trợ nòng cốt của mình, có tên là Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), trị giá 440 tỷ euro (600 tỷ USD), và cho vay toàn bộ số tiền này. Hiện khoảng 200 tỷ euro của quỹ được dự trữ như nguồn bảo hiểm tiền mặt.
Các nhà lãnh đạo cũng cân nhắc phương án để EFSF mua trái phiếu từ các nước đang khó khăn để huy động nguồn vốn rẻ trên thị trường hoặc cho các nước như Hy Lạp vay tiền mặt để mua lại trái phiếu đã bị mất giá.
Tuần trước, Đức và Pháp đề xuất một hiệp định nhằm cân đối các nhân tố chủ chốt trong chính sách kinh tế và tài chính để tránh một cuộc khủng hoảng nợ mới, nhưng các nước Eurozone tỏ ý không nhất trí. Đề xuất này có lẽ sẽ được ưu tiên thảo luận trong cuộc gặp thượng đỉnh bất thường sắp tới.
Để đổi lấy việc tiếp tục hỗ trợ cho các chính phủ đang phải vật lộn để cân đối ngân sách, Paris và Berlin muốn áp dụng các mục tiêu chính sách và những quy định hạn chế chung, mà theo họ sẽ giúp Eurozone trở thành một nền kinh tế cạnh tranh và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Bỉ Yves Leterme đã ngay lập tức có ý kến phản đối và cho rằng cần bãi bỏ đề xuất tăng lương theo lạm phát. Nỗ lực của Pháp và Đức để phối hợp chính sách kinh tế chặt chẽ hơn cũng vấp phải sự chỉ trích kịch liệt của các nghị sĩ hàng đầu tại Nghị viện châu Âu.
Ngoài việc cải cách thị trường lao động, các "ông lớn" trong Eurozone còn muốn đạt được sự thống nhất trong chế độ thuế doanh nghiệp. Kế hoạch này ảnh tưởng tới Ireland và một số nước khác. Mức thuế doanh nghiệp thấp (12,5%) của Dublin đã phải chịu sức ép lớn trong các cuộc đàm phán về kế hoạch cứu trợ nước này hồi tháng 12/2010.
Kế hoạch của Merkel-Sarkozy còn khuyến khích các đối tác đưa ra mức trần được phép đối với nợ quốc gia, phản ánh "sự kiềm hãm" tại Đức và những kế hoạch mới ở Pháp.
Người đứng đầu Liên minh công đoàn châu Âu, ông John Monks nhận định: trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone là 1/10 và chi tiêu công bị cắt giảm mạnh, Đức-Pháp đang "giẫm đạp" lên các nước nhỏ hơn./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)