Theo khảo sát mới đây của giới doanh nghiệp toàn cầu, bức tranh chung của nền kinh tế thế giới hiện vẫn rất ảm đạm, làm tăng thêm mối quan ngại về tình trạng kinh tế toàn cầu đang tăng chậm lại.
17 quốc gia thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hình như đang hướng tới nguy cơ tái rơi vào suy thoái lần thứ hai trong vòng ba năm qua.
Công ty dữ liệu tài chính Markit dự đoán chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Eurozone trong quý 3/2012 sẽ suy giảm khoảng 0,5% so với quý trước đó.
Sự suy yếu kinh tế và các vấn đề của "lục địa già" cũng khiến các nền kinh tế khác trên thế giới lao đao, nhất là Trung Quốc - đất nước đang xem châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ.
Theo báo cáo của ngân hàng HSBC, PMI trong hoạt động chế tạo của Trung Quốc có thể đã giảm xuống còn 47,8 trong tháng 8/2012, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2011.
Các số liệu mới nhất cho hay tình trạng suy giảm đang lan rộng khắp các nước thành viên của Eurozone, thậm chí nó đã bắt đầu "sờ gáy" Đức - nền kinh tế đầu tàu khu vực này. PMI của Đức trong tháng Tám đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm qua và đánh dấu mức sụt giảm trong tháng thứ tư liên tiếp.
Ông Jonathan Loynes, Giám đốc kinh tế của Capital Economics nhận xét: "Sự tăng trưởng yếu kém của các nước thuộc liên minh tiền tệ này tiếp tục cản trở những nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại khu vực." Thậm chí mới đây, thương hiệu xe ôtô cao cấp Opel, thuộc tập đoàn General Motors (GM), vừa tuyên bố sẽ cắt giảm giờ làm của vài nghìn nhân công tại hai trong tổng số bốn nhà máy của chi nhánh hãng này tại Đức, do nhu cầu tiêu thụ xe hơi mới tại châu Âu sụt giảm.
Tương tự, các nền kinh tế lớn tại châu Á cũng loan báo những chỉ số kém lạc quan trong thời gian qua. Chính phủ Nhật Bản vừa công bố báo cáo cho biết kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 7/2012 đã giảm mạnh nhất trong vòng sáu tháng qua. Còn tại vùng lãnh thổ Đài Loan và Hàn Quốc, hoạt động xuất khẩu cũng đồng loạt "lao dốc," trước nhu cầu tiêu thụ yếu kém từ Trung Quốc và châu Âu.
Trái lại, hoạt động chế tạo tại Mỹ đã được cải thiện đôi chút trong tháng 8/2012, mặc dù số đơn đặt hàng xuất khẩu mới của Mỹ trong cùng kỳ đã giảm trong tháng thứ ba liên tiếp, do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở châu Âu sụt giảm đáng kể. Trong khi số lượng việc làm mới được tạo ra cũng tiếp tục suy yếu tháng thứ 5 liên tiếp.
Mặc dù viễn cảnh kinh tế còn ảm đạm, song các ngân hàng trung ương lớn vẫn chưa đưa ra những hành động cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn đó. Dự kiến, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ cắt giảm lãi suất chủ chốt vào tuần này, song các nhà phân tích vẫn không mong đợi thể chế tài chính lớn nhất châu Âu này sẽ sớm khởi động chương trình mua trái phiếu của một số nền kinh tế đang gặp khó khăn thuộc Eurozone nhằm hạ thấp chi phí vay mượn của các nước này.
Trong khi đó, những tín hiệu cải thiện trong thị trường lao động và nhà ở tại Mỹ sẽ khiến Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chưa sớm tung ra đợt nới lỏng có định lượng (QE3) mới./.
17 quốc gia thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hình như đang hướng tới nguy cơ tái rơi vào suy thoái lần thứ hai trong vòng ba năm qua.
Công ty dữ liệu tài chính Markit dự đoán chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Eurozone trong quý 3/2012 sẽ suy giảm khoảng 0,5% so với quý trước đó.
Sự suy yếu kinh tế và các vấn đề của "lục địa già" cũng khiến các nền kinh tế khác trên thế giới lao đao, nhất là Trung Quốc - đất nước đang xem châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ.
Theo báo cáo của ngân hàng HSBC, PMI trong hoạt động chế tạo của Trung Quốc có thể đã giảm xuống còn 47,8 trong tháng 8/2012, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2011.
Các số liệu mới nhất cho hay tình trạng suy giảm đang lan rộng khắp các nước thành viên của Eurozone, thậm chí nó đã bắt đầu "sờ gáy" Đức - nền kinh tế đầu tàu khu vực này. PMI của Đức trong tháng Tám đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm qua và đánh dấu mức sụt giảm trong tháng thứ tư liên tiếp.
Ông Jonathan Loynes, Giám đốc kinh tế của Capital Economics nhận xét: "Sự tăng trưởng yếu kém của các nước thuộc liên minh tiền tệ này tiếp tục cản trở những nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại khu vực." Thậm chí mới đây, thương hiệu xe ôtô cao cấp Opel, thuộc tập đoàn General Motors (GM), vừa tuyên bố sẽ cắt giảm giờ làm của vài nghìn nhân công tại hai trong tổng số bốn nhà máy của chi nhánh hãng này tại Đức, do nhu cầu tiêu thụ xe hơi mới tại châu Âu sụt giảm.
Tương tự, các nền kinh tế lớn tại châu Á cũng loan báo những chỉ số kém lạc quan trong thời gian qua. Chính phủ Nhật Bản vừa công bố báo cáo cho biết kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 7/2012 đã giảm mạnh nhất trong vòng sáu tháng qua. Còn tại vùng lãnh thổ Đài Loan và Hàn Quốc, hoạt động xuất khẩu cũng đồng loạt "lao dốc," trước nhu cầu tiêu thụ yếu kém từ Trung Quốc và châu Âu.
Trái lại, hoạt động chế tạo tại Mỹ đã được cải thiện đôi chút trong tháng 8/2012, mặc dù số đơn đặt hàng xuất khẩu mới của Mỹ trong cùng kỳ đã giảm trong tháng thứ ba liên tiếp, do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở châu Âu sụt giảm đáng kể. Trong khi số lượng việc làm mới được tạo ra cũng tiếp tục suy yếu tháng thứ 5 liên tiếp.
Mặc dù viễn cảnh kinh tế còn ảm đạm, song các ngân hàng trung ương lớn vẫn chưa đưa ra những hành động cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn đó. Dự kiến, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ cắt giảm lãi suất chủ chốt vào tuần này, song các nhà phân tích vẫn không mong đợi thể chế tài chính lớn nhất châu Âu này sẽ sớm khởi động chương trình mua trái phiếu của một số nền kinh tế đang gặp khó khăn thuộc Eurozone nhằm hạ thấp chi phí vay mượn của các nước này.
Trong khi đó, những tín hiệu cải thiện trong thị trường lao động và nhà ở tại Mỹ sẽ khiến Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chưa sớm tung ra đợt nới lỏng có định lượng (QE3) mới./.
Minh Trang (TTXVN)