Khoái cảm từ Facebook

Facebook mang lại khoái cảm như ẩm thực, sex

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Harvard danh tiếng cho thấy Facebook mang lại cảm giác ngang với ẩm thực hay tình dục!
Việc tải bài viết lên Facebook và các mạng xã hội khác mang lại cảm giác mong chờ được tán thưởng rất mạnh, và ảnh hưởng của nó được đánh giá ngang với khoái cảm thu được từ việc thưởng thức món ăn ngon, hay do sex mang lại. Đó là kết quả một nghiên cứu ở đại học Harvard mới được công bố.

Nghiên cứu do hai nhà khoa học thần kinh lãnh đạo và được xuất bản trong tuần này, kết luận rằng "sự bộc lộ bản thân" mang tới một phản ứng ở khu vực não sản xuất ra dopamine, chất hóa học giúp tạo khoái cảm, sự hài lòng và cảm giác mong đợi được phần thưởng.

Các nhà nghiên cứu nói rằng phần lớn người dành từ 30-40% các câu trao đổi "để thông báo cho những người khác về "cảm giác có trong đầu họ". Nhưng khi lên mạng xã hội, tỉ lệ này tăng tới 80%.

Họ kết luận rằng "con người rất sẵn sàng bộc lộ bản thân, bởi làm việc đó mang tới một cảm xúc có giá trị tương đương với khi họ thưởng thức ẩm thực hay quan hệ tình dục".

Dù Facebook không được nêu cụ thể trong nghiên cứu, nó đã tập trung vào phản ứng của não bộ khi một người có cơ hội giao tiếp về cảm xúc và được bộc lộ quan điểm với người khác".

"Con người luôn được thúc đẩy trong việc truyền bá các sản phẩm hình thành từ bộ não của họ và những cơ hội để ai đó bộc bạch suy nghĩ bản thân có thể mang tới cho họ cảm giác được tưởng thưởng rất lớn" - các nhà nghiên cứu Diana Tamir và Jason Mitchell ở Phòng nghiên cứu Khoa học thần kinh cảm xúc và Nhận thức xã hội ở Havard đánh giá.

Cuộc nghiên cứu, vốn xuất bản trong số báo ra ngày 7/5 của tờ Proceedings thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, nói rằng nghiên cứu ủng hộ quan điểm đánh giá con người, giống một số động vật linh trưởng khác, sẽ bỏ qua các phần thưởng lớn hơn và chọn những phần thưởng nhỏ hơn, nếu họ có cơ hội nói về mình.

Nghiên cứu đã đặt ra một món tiền thưởng nhỏ cho những ai lựa chọn việc trả lời các câu hỏi, yêu cầu đánh giá khách quan về một thứ gì đó. Người ta còn thưởng ít hơn, cho những ai lựa chọn việc sẽ đưa ra quan điểm đánh giá của họ về cùng sự vật. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, những người tham gia thăm dò đã quyết định chọn phần thưởng nhỏ hơn nữa, nếu họ có thể được nói về bản thân mình./.
 
Linh Vũ (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục