Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo việc thiếu hệ thống thủy lợi, tình trạng biến đổi khí hậu, bất ổn chính trị, thiếu đất canh tác và tình trạng hạn hán kéo dài là những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ sự mất cân bằng về an ninh lương thực ở châu Phi, đặc biệt là nạn đói nghiêm trọng tại khu vực Sừng châu Phi hiện nay.
Theo báo cáo vừa công bố của FAO, giai đoạn 2006-2010, khoảng 30 triệu đến 40 triệu hécta đất nông nghiệp ở châu Phi, nhất là vùng Sừng châu Phi, đã bị hoang hóa và bị chuyển mục đích sử dụng, do tình trạng hạn hán kéo dài hoặc cho nước ngoài thuê để thành lập các khu công nghiệp.
Đặc biệt, nhiều quốc gia châu Phi, nhất là khu vực Tây Phi và cận xa mạc Sahara, đã "bán" cho một số nước mới nổi, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và một vài quốc gia Trung Đông giàu có, một diện tích đất canh tác lớn để sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp như càphê, cao su... nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực và ngành công nghiệp trong nước của họ.
Việc chuyển nhượng đất đai đang làm trầm trọng thêm vấn đề an ninh lương thực tại châu lục này, vốn đang là vấn đề "nóng" của thế giới. Hiện nhiều tổ chức nhân đạo của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đang phải cứu trợ khẩn cấp cho hàng chục triệu người dân ở vùng Sừng châu Phi đang bị thiếu lương thực-thực phẩm nghiêm trọng vì hạn hán kéo dài.
Trước đó, một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB)... đã khuyến cáo về tình trạng bán và cho thuê đất ở châu Phi và nguy cơ mất cân đối an ninh lương thực tại khu vực này.
Theo các tổ chức này, các quốc gia châu Phi cần tăng cường đầu tư hơn nữa vào nông nghiệp-phát triển nông thôn và cải thiện vấn đề an ninh tại khu vực nhiều tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro này./.
Theo báo cáo vừa công bố của FAO, giai đoạn 2006-2010, khoảng 30 triệu đến 40 triệu hécta đất nông nghiệp ở châu Phi, nhất là vùng Sừng châu Phi, đã bị hoang hóa và bị chuyển mục đích sử dụng, do tình trạng hạn hán kéo dài hoặc cho nước ngoài thuê để thành lập các khu công nghiệp.
Đặc biệt, nhiều quốc gia châu Phi, nhất là khu vực Tây Phi và cận xa mạc Sahara, đã "bán" cho một số nước mới nổi, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và một vài quốc gia Trung Đông giàu có, một diện tích đất canh tác lớn để sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp như càphê, cao su... nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực và ngành công nghiệp trong nước của họ.
Việc chuyển nhượng đất đai đang làm trầm trọng thêm vấn đề an ninh lương thực tại châu lục này, vốn đang là vấn đề "nóng" của thế giới. Hiện nhiều tổ chức nhân đạo của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đang phải cứu trợ khẩn cấp cho hàng chục triệu người dân ở vùng Sừng châu Phi đang bị thiếu lương thực-thực phẩm nghiêm trọng vì hạn hán kéo dài.
Trước đó, một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB)... đã khuyến cáo về tình trạng bán và cho thuê đất ở châu Phi và nguy cơ mất cân đối an ninh lương thực tại khu vực này.
Theo các tổ chức này, các quốc gia châu Phi cần tăng cường đầu tư hơn nữa vào nông nghiệp-phát triển nông thôn và cải thiện vấn đề an ninh tại khu vực nhiều tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro này./.
Mạnh Hùng (TTXVN/Vietnam+)