Ngày 30/7, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Xây dựng năng lực cho hệ thống thanh tra an toàn thực phẩm tại Việt Nam".
Tham dự có đại diện Văn phòng FAO tại Hà Nội, lãnh đạo các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Công thương và cán bộ làm công tác thanh tra an toàn thực phẩm các tỉnh, thành trong cả nước.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh đây là dự án hiếm hoi trong lĩnh vực an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, nhất là về thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, từ trước đến nay.
Thời gian qua, với sự hỗ trợ của FAO, các bộ ngành liên quan của Việt Nam về lĩnh vực an toàn thực phẩm đã mở rộng hành lang pháp lý. Tuy nhiên vấn đề vi phạm an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, thanh tra, giám sát việc thực hiện an toàn vệ sinh toàn thực phẩm vẫn đang là thách thức lớn...
Thứ trưởng kiến nghị Chính phủ, các bộ quản lý chuyên ngành có văn bản quy định cụ thể về trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, xem xét sớm ban hành Nghị định xử lý vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường biên chế, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực này.
Các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương tiếp tục phối hợp, triển khai đồng bộ hơn nữa hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức an toàn vệ sinh toàn thực phẩm tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm về các yêu cầu pháp lý, kỹ năng chuyên môn.
Đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế tăng cường quan tâm, giúp đỡ kinh phí, kỹ thuật cho công tác đảm bảo an toàn vệ sinh toàn thực phẩm nhằm hỗ trợ Việt Nam triển khai "Chiến lược quốc gia an toàn vệ sinh toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030".
Bà Shashi Sareen, Chuyên gia cao cấp về dinh dưỡng thực phẩm khu vực vùng của FAO cho rằng những năm qua, FAO đã có nhiều hoạt động hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực an toàn vệ sinh toàn thực phẩm đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan cấp Bộ như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương từng bước hoàn thiện việc thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm thông qua dự án "Xây dựng năng lực cho hệ thống thanh tra an toàn thực phẩm".
Hiện tại FAO đang hỗ trợ Việt Nam cũng như một số nước ASEAN làm tốt công tác thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm và tiến tới hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn vệ sinh toàn thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các chương trình tăng cường năng lực trong lĩnh vực xét nghiệm an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, sơ chế trong khâu sản xuất.
Bà Shashi Sareen cũng khẳng định FAO cam kết sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các chương trình lớn về an toàn vệ sinh toàn thực phẩm nhằm thực hiện chiến lược an toàn vệ sinh toàn thực phẩm như thúc đẩy hình thành khung pháp lý, đáp ứng yêu cầu quốc gia, huy động các nguồn đầu tư tăng cường sức khỏe cho người dân...
Dự án do FAO được triển khai từ năm 2009 đến tháng 7 năm 2012, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại (ODA) tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, các bộ ngành có liên quan ở địa phương.
Tổng số vốn của dự án lên tới trên 790.500 USD, trong đó vốn ODA là 780.778 USD, vốn đối ứng là hơn 9.800 USD.
Các hỗ trợ của FAO thời gian qua tập trung vào việc tăng cường năng lực cho hệ thống thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm quốc gia, từ trung ương đến địa phương và trong các bộ, ngành có liên quan tại Việt Nam.
Dự án đã hỗ trợ Chính phủ thực hiện rà soát, sửa chữa và bổ sung khung pháp lý trợ giúp công tác thanh tra, kiểm tra của hệ thống kiểm soát thực phẩm quốc gia; xây dựng một chương trình tăng cường năng lực thanh tra thực phẩm trên toàn quốc; đào tạo bài bản hơn cho lực lượng thanh tra; thiết lập một phương pháp tiếp cận có sự phối hợp liên ngành đối với công tác thanh tra an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, một khuôn khổ toàn diện cho hệ thống thanh tra, kiểm ra cũng được tăng cường thông qua những báo cáo đánh giá năng lực công tác thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm ở các cấp khác nhau của 3 ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương; tư vấn kỹ thuật cho các chính sách liên quan đến an toàn vệ sinh toàn thực phẩm dưới Luật; dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, dự thảo Thông tư về phòng thí nghiệm an toàn vệ sinh toàn thực phẩm cũng được xây dựng.
Dự án còn tập trung nâng cao năng lực cho hệ thống thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, thiết lập một mạng lưới các đơn vị thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm cho 63 tỉnh, thành.
Các hướng dẫn kỹ thuật, quản lý, các buổi đào tạo cho hàng trăm cán bộ thanh tra, làm công tác quản lý an toàn vệ sinh toàn thực phẩm cùng nhiều tài liệu được tổ chức, hoàn thiện ... góp phần nâng cao năng lực của hệ thống thanh tra chuyên ngành thực phẩm cả về nguồn nhân lực và vật chất, các văn bản pháp luật cụ thể, hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh toàn thực phẩm ở Việt Nam./.
Tham dự có đại diện Văn phòng FAO tại Hà Nội, lãnh đạo các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Công thương và cán bộ làm công tác thanh tra an toàn thực phẩm các tỉnh, thành trong cả nước.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh đây là dự án hiếm hoi trong lĩnh vực an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, nhất là về thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, từ trước đến nay.
Thời gian qua, với sự hỗ trợ của FAO, các bộ ngành liên quan của Việt Nam về lĩnh vực an toàn thực phẩm đã mở rộng hành lang pháp lý. Tuy nhiên vấn đề vi phạm an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, thanh tra, giám sát việc thực hiện an toàn vệ sinh toàn thực phẩm vẫn đang là thách thức lớn...
Thứ trưởng kiến nghị Chính phủ, các bộ quản lý chuyên ngành có văn bản quy định cụ thể về trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, xem xét sớm ban hành Nghị định xử lý vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường biên chế, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực này.
Các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương tiếp tục phối hợp, triển khai đồng bộ hơn nữa hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức an toàn vệ sinh toàn thực phẩm tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm về các yêu cầu pháp lý, kỹ năng chuyên môn.
Đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế tăng cường quan tâm, giúp đỡ kinh phí, kỹ thuật cho công tác đảm bảo an toàn vệ sinh toàn thực phẩm nhằm hỗ trợ Việt Nam triển khai "Chiến lược quốc gia an toàn vệ sinh toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030".
Bà Shashi Sareen, Chuyên gia cao cấp về dinh dưỡng thực phẩm khu vực vùng của FAO cho rằng những năm qua, FAO đã có nhiều hoạt động hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực an toàn vệ sinh toàn thực phẩm đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan cấp Bộ như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương từng bước hoàn thiện việc thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm thông qua dự án "Xây dựng năng lực cho hệ thống thanh tra an toàn thực phẩm".
Hiện tại FAO đang hỗ trợ Việt Nam cũng như một số nước ASEAN làm tốt công tác thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm và tiến tới hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn vệ sinh toàn thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các chương trình tăng cường năng lực trong lĩnh vực xét nghiệm an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, sơ chế trong khâu sản xuất.
Bà Shashi Sareen cũng khẳng định FAO cam kết sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các chương trình lớn về an toàn vệ sinh toàn thực phẩm nhằm thực hiện chiến lược an toàn vệ sinh toàn thực phẩm như thúc đẩy hình thành khung pháp lý, đáp ứng yêu cầu quốc gia, huy động các nguồn đầu tư tăng cường sức khỏe cho người dân...
Dự án do FAO được triển khai từ năm 2009 đến tháng 7 năm 2012, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại (ODA) tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, các bộ ngành có liên quan ở địa phương.
Tổng số vốn của dự án lên tới trên 790.500 USD, trong đó vốn ODA là 780.778 USD, vốn đối ứng là hơn 9.800 USD.
Các hỗ trợ của FAO thời gian qua tập trung vào việc tăng cường năng lực cho hệ thống thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm quốc gia, từ trung ương đến địa phương và trong các bộ, ngành có liên quan tại Việt Nam.
Dự án đã hỗ trợ Chính phủ thực hiện rà soát, sửa chữa và bổ sung khung pháp lý trợ giúp công tác thanh tra, kiểm tra của hệ thống kiểm soát thực phẩm quốc gia; xây dựng một chương trình tăng cường năng lực thanh tra thực phẩm trên toàn quốc; đào tạo bài bản hơn cho lực lượng thanh tra; thiết lập một phương pháp tiếp cận có sự phối hợp liên ngành đối với công tác thanh tra an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, một khuôn khổ toàn diện cho hệ thống thanh tra, kiểm ra cũng được tăng cường thông qua những báo cáo đánh giá năng lực công tác thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm ở các cấp khác nhau của 3 ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương; tư vấn kỹ thuật cho các chính sách liên quan đến an toàn vệ sinh toàn thực phẩm dưới Luật; dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, dự thảo Thông tư về phòng thí nghiệm an toàn vệ sinh toàn thực phẩm cũng được xây dựng.
Dự án còn tập trung nâng cao năng lực cho hệ thống thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, thiết lập một mạng lưới các đơn vị thanh tra an toàn vệ sinh toàn thực phẩm cho 63 tỉnh, thành.
Các hướng dẫn kỹ thuật, quản lý, các buổi đào tạo cho hàng trăm cán bộ thanh tra, làm công tác quản lý an toàn vệ sinh toàn thực phẩm cùng nhiều tài liệu được tổ chức, hoàn thiện ... góp phần nâng cao năng lực của hệ thống thanh tra chuyên ngành thực phẩm cả về nguồn nhân lực và vật chất, các văn bản pháp luật cụ thể, hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh toàn thực phẩm ở Việt Nam./.
Mỹ Bình (TTXVN)