Hơn 20 hội sinh vật cảnh các tỉnh, thành phố trong cả nước với hơn 3.000 tác phẩm nghệ thuật đủ các chủng loại như cây cảnh, gỗ lũa, đá quý đã quy tụ tại “Festival Sinh vật cảnh” Cố đô Hoa Lư lần thứ nhất, tổ chức ngày 27/3, tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình.
Phát biểu tại lễ khai mạc Festival, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, ông Đỗ Phượng nhấn mạnh đây là dịp để các nghệ nhân tài hoa, tâm huyết trong cả nước thể hiện tấm lòng mình với Cố đô Hoa Lư - nơi lưu giữ những dấu ấn quan trọng của đất nước gắn liền với sự kiện trọng đại 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Đến với Festival, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm sinh vật cảnh thuộc hàng độc nhất vô nhị do các nghệ nhân đã phải “thai nghén” cả nửa đời người mới tạo ra được. Sự kết tinh của khối óc, sự tài hoa của đôi bàn tay, các nghệ nhân đã thổi hồn cho những thứ vốn bình thường trở thành những “vật báu” có giá trị về mặt kinh tế.
Từng thế cây, hòn đá, gốc gỗ là hiện thân của những ý tưởng sáng tạo, nét văn hóa riêng của mỗi vùng, miền, tụ hội bên nhau mừng Đại lễ 1.000 năm Hoa Lư-Thăng Long-Hà Nội. Ông Phượng nói đây không chỉ là sân chơi của những tấm lòng “vị nghệ thuật,” mà còn mở ra hướng đi, con đường vươn lên của những người ham học hỏi, giàu nghị lực và lòng kiên trì.
Hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về chiêm ngưỡng những món “hàng độc” như tác phẩm Cây sanh “Lão mai sinh quý tử” cổ đại thụ cổ kính với bộ rễ dài bám chặt vào đá, thân xù xì như đã hàng trăm năm tuổi; gỗ lũa “Cụ rùa nghìn năm tuổi” bằng gỗ Gõ đũa Lào của làng nghề Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Festival Sinh vật cảnh Cố đô Hoa Lư lần thứ nhất sẽ kết thúc vào ngày 7/4./.
Phát biểu tại lễ khai mạc Festival, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, ông Đỗ Phượng nhấn mạnh đây là dịp để các nghệ nhân tài hoa, tâm huyết trong cả nước thể hiện tấm lòng mình với Cố đô Hoa Lư - nơi lưu giữ những dấu ấn quan trọng của đất nước gắn liền với sự kiện trọng đại 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Đến với Festival, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm sinh vật cảnh thuộc hàng độc nhất vô nhị do các nghệ nhân đã phải “thai nghén” cả nửa đời người mới tạo ra được. Sự kết tinh của khối óc, sự tài hoa của đôi bàn tay, các nghệ nhân đã thổi hồn cho những thứ vốn bình thường trở thành những “vật báu” có giá trị về mặt kinh tế.
Từng thế cây, hòn đá, gốc gỗ là hiện thân của những ý tưởng sáng tạo, nét văn hóa riêng của mỗi vùng, miền, tụ hội bên nhau mừng Đại lễ 1.000 năm Hoa Lư-Thăng Long-Hà Nội. Ông Phượng nói đây không chỉ là sân chơi của những tấm lòng “vị nghệ thuật,” mà còn mở ra hướng đi, con đường vươn lên của những người ham học hỏi, giàu nghị lực và lòng kiên trì.
Hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về chiêm ngưỡng những món “hàng độc” như tác phẩm Cây sanh “Lão mai sinh quý tử” cổ đại thụ cổ kính với bộ rễ dài bám chặt vào đá, thân xù xì như đã hàng trăm năm tuổi; gỗ lũa “Cụ rùa nghìn năm tuổi” bằng gỗ Gõ đũa Lào của làng nghề Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Festival Sinh vật cảnh Cố đô Hoa Lư lần thứ nhất sẽ kết thúc vào ngày 7/4./.
Vũ Văn Đạt (Vietnam+)