Ngày 13/10, hãng đánh giá xếp hạng Fitch đã quyết định hạ mức tín nhiệm của hai thể chế tài chính Anh là Ngân hàng hoàng gia Scotland (RBS) và Ngân hàng Lloyds Banking Group (LBG) từ mức AA- xuống A, do cho rằng Chính phủ Anh sẽ rút bớt các gói cứu trợ cho hai ngân hàng này trong thời gian tới.
Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 còn trong giai đoạn căng thẳng, ngân hàng RBS và LBG đã phải nhờ đến sự trợ giúp của chính phủ, và hiện hai ngân hàng này lần lượt có 83% và 40,2% cổ phần thuộc sở hữu của nhà nước.
Ngoài ra, Fitch cũng đánh giá Barclays, ngân hàng chưa từng phải viện tới sự hỗ trợ trực tiếp nào từ chính phủ và hiện ở mức xếp hạng tín nhiệm là AA-, có triển vọng tiêu cực. Điều đó đồng nghĩa với việc nhiều khả năng sắp tới ngân hàng này cũng sẽ bị hạ cấp.
Quyết định trên của Fich được đưa ra chỉ 1 tuần sau khi hãng xếp hạng tín dụng Moody’s cũng hạ mức đánh giá tín nhiệm của một loạt ngân hàng Anh, bao gồm cả RBS và LBG, cũng với lý do tương tự Fitch. Động thái này cho thấy các hoạt động hỗ trợ của Chính phủ Anh dành cho các ngân hàng đang giảm dần.
Phản ứng trước thông tin trên, giá cổ phiếu của các ngân hàng đã đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch chiều ngày 13/10 tại sàn chứng khoán London. Chốt phiên này, giá cổ phiếu của RBS giảm 2,2%, trong khi cổ phiếu của LBG và Barclays lần lượt giảm 3,8% và 4,01%.
Trước đó, ngành ngân hàng châu Âu cũng phải "lao đao" trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại khu vực này và những lo ngại về tác động của các hoạt động tái cơ cấu vốn.
Người phát ngôn của RBS nhấn mạnh: "Việc chính phủ rút bớt các gói hỗ trợ dành cho ngành ngân hàng Anh là một động thái cần thiết và quan trọng, khi mà lĩnh vực này đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2009 và có thể hoạt động độc lập."
Ông nói thêm: "RBS đã hoàn thành các yêu cầu về vốn kinh doanh trong năm 2011 và đang tiếp tục đạt được những tiến bộ trong việc tăng cường các biện pháp cân đối kế toán quan trọng trong nửa cuối năm nay"./.
Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 còn trong giai đoạn căng thẳng, ngân hàng RBS và LBG đã phải nhờ đến sự trợ giúp của chính phủ, và hiện hai ngân hàng này lần lượt có 83% và 40,2% cổ phần thuộc sở hữu của nhà nước.
Ngoài ra, Fitch cũng đánh giá Barclays, ngân hàng chưa từng phải viện tới sự hỗ trợ trực tiếp nào từ chính phủ và hiện ở mức xếp hạng tín nhiệm là AA-, có triển vọng tiêu cực. Điều đó đồng nghĩa với việc nhiều khả năng sắp tới ngân hàng này cũng sẽ bị hạ cấp.
Quyết định trên của Fich được đưa ra chỉ 1 tuần sau khi hãng xếp hạng tín dụng Moody’s cũng hạ mức đánh giá tín nhiệm của một loạt ngân hàng Anh, bao gồm cả RBS và LBG, cũng với lý do tương tự Fitch. Động thái này cho thấy các hoạt động hỗ trợ của Chính phủ Anh dành cho các ngân hàng đang giảm dần.
Phản ứng trước thông tin trên, giá cổ phiếu của các ngân hàng đã đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch chiều ngày 13/10 tại sàn chứng khoán London. Chốt phiên này, giá cổ phiếu của RBS giảm 2,2%, trong khi cổ phiếu của LBG và Barclays lần lượt giảm 3,8% và 4,01%.
Trước đó, ngành ngân hàng châu Âu cũng phải "lao đao" trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại khu vực này và những lo ngại về tác động của các hoạt động tái cơ cấu vốn.
Người phát ngôn của RBS nhấn mạnh: "Việc chính phủ rút bớt các gói hỗ trợ dành cho ngành ngân hàng Anh là một động thái cần thiết và quan trọng, khi mà lĩnh vực này đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2009 và có thể hoạt động độc lập."
Ông nói thêm: "RBS đã hoàn thành các yêu cầu về vốn kinh doanh trong năm 2011 và đang tiếp tục đạt được những tiến bộ trong việc tăng cường các biện pháp cân đối kế toán quan trọng trong nửa cuối năm nay"./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)