Một thỏa thuận toàn cầu để giải quyết sự mất cân bằng kinh tế và ngăn chặn nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua giảm giá tiền tệ có hại dường như bị "né tránh" hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước Nhóm 20 nước giàu và nền kinh tế mởi nổi (G20) diễn ra trong hai ngày 22-23/10 tại thành phố Gyeongju, Hàn Quốc.
Sau khi hội nghị bộ trưởng tài chính G20 chính thức khai mạc, các nước đang phát triển và Nhật Bản đã bác bỏ những đề xuất của Mỹ về việc đặt ra những hạn chế đối với cán cân tài khoản vãng lai trong một nỗ lực làm dịu những căng thẳng tiền tệ mà các nhà kinh tế lo ngại có thể dẫn tới cuộc chiến thương mại.
Trước đó, Mỹ đã đề xuất thiết lập mục tiêu thặng dư tài khoản vãng lai và thâm hụt ở mức 4%, một biện pháp dường như nhắm tới mức thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc - vấn đề mà cả những quốc gia đang phát triển và phát triển đều chỉ trích.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda, cho hay các nước G20 trước tiên cần phải thảo luận về vấn đề trên nhưng các mục tiêu cụ thể là điều không thực tế. Ông hy vọng các nước G20 có thể đưa ra một giải pháp sáng tạo để giải quyết tranh chấp tiền tệ hiện nay.
Trong khi G20 giành được sự đánh giá cao về việc phối hợp thực hiện các gói kích thích kinh tế để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu thì một ý thức đồng thuận như vậy đang dần dần "bay hơi" trước sự căng thẳng chưa có tiền lệ trong nỗ lực nhằm khôi phục tăng trưởng toàn cầu.
Trong khi đó, Thứ trưởng Tài chính Hàn Quốc Yim Jong-Yong tin tưởng các nước G20 sẽ đạt được sự nhất trí ở một số điểm trong bối cảnh Trung Quốc cũng đang có những nỗ lực riêng, ví dụ như tăng lãi suất chủ chốt từ 2,25% lên 2,5% vào ngày 19/10 vừa qua, lần tăng đầu tiên kể từ năm 2007.
Trước đó, phát biểu trước thềm hội nghị bộ trưởng tài chính G20, Thống đốc ngân hàng trung ương Pháp Christian Noyer cho rằng các nước G20 cần duy trì sự liên kết và đối thoại để giải quyết những căng thẳng về vấn đề tỷ giá và cho rằng Pháp, sẽ tiếp quản chức chủ tịch luân phiên G20 vào năm 2011, cần xem xét lại cấu trúc tổng thể của hệ thống tài chính-tiền tệ thế giới, trong đó có các cơ chế tỷ giá hối đoái.
Còn theo ông David Cohen, người đứng đầu bộ phận dự đoán châu Á của Action Economics tại Singapore, hội nghị lần này sẽ là "một thử nghiệm thực sự" đối với G20 ở vai trò dẫn đầu nền kinh tế thế giới./.
Sau khi hội nghị bộ trưởng tài chính G20 chính thức khai mạc, các nước đang phát triển và Nhật Bản đã bác bỏ những đề xuất của Mỹ về việc đặt ra những hạn chế đối với cán cân tài khoản vãng lai trong một nỗ lực làm dịu những căng thẳng tiền tệ mà các nhà kinh tế lo ngại có thể dẫn tới cuộc chiến thương mại.
Trước đó, Mỹ đã đề xuất thiết lập mục tiêu thặng dư tài khoản vãng lai và thâm hụt ở mức 4%, một biện pháp dường như nhắm tới mức thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc - vấn đề mà cả những quốc gia đang phát triển và phát triển đều chỉ trích.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda, cho hay các nước G20 trước tiên cần phải thảo luận về vấn đề trên nhưng các mục tiêu cụ thể là điều không thực tế. Ông hy vọng các nước G20 có thể đưa ra một giải pháp sáng tạo để giải quyết tranh chấp tiền tệ hiện nay.
Trong khi G20 giành được sự đánh giá cao về việc phối hợp thực hiện các gói kích thích kinh tế để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu thì một ý thức đồng thuận như vậy đang dần dần "bay hơi" trước sự căng thẳng chưa có tiền lệ trong nỗ lực nhằm khôi phục tăng trưởng toàn cầu.
Trong khi đó, Thứ trưởng Tài chính Hàn Quốc Yim Jong-Yong tin tưởng các nước G20 sẽ đạt được sự nhất trí ở một số điểm trong bối cảnh Trung Quốc cũng đang có những nỗ lực riêng, ví dụ như tăng lãi suất chủ chốt từ 2,25% lên 2,5% vào ngày 19/10 vừa qua, lần tăng đầu tiên kể từ năm 2007.
Trước đó, phát biểu trước thềm hội nghị bộ trưởng tài chính G20, Thống đốc ngân hàng trung ương Pháp Christian Noyer cho rằng các nước G20 cần duy trì sự liên kết và đối thoại để giải quyết những căng thẳng về vấn đề tỷ giá và cho rằng Pháp, sẽ tiếp quản chức chủ tịch luân phiên G20 vào năm 2011, cần xem xét lại cấu trúc tổng thể của hệ thống tài chính-tiền tệ thế giới, trong đó có các cơ chế tỷ giá hối đoái.
Còn theo ông David Cohen, người đứng đầu bộ phận dự đoán châu Á của Action Economics tại Singapore, hội nghị lần này sẽ là "một thử nghiệm thực sự" đối với G20 ở vai trò dẫn đầu nền kinh tế thế giới./.
Anh Quân (TTXVN/Vietnam+)