Trong cuộc họp tại Tokyo ngày 11/10, các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương G7 đã tập trung bàn thảo về thách thức mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt, khi cả Mỹ, châu Âu và châu Á đều phải đương đầu với những vấn đề kinh tế không dễ giải quyết.
Các nhà lãnh đạo Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) - gồm Anh, Đức, Pháp, Italy, Mỹ, Canada và Nhật Bản - được trông đợi sẽ tránh những bất đồng để không gây ra sự hoang mang cho các thị trường tài chính, và kêu gọi các nước hành động mau lẹ để tránh một thảm họa toàn cầu.
Cuộc họp tập trung vào vấn đề châu Âu, nơi cuộc khủng hoảng nợ vẫn tiếp diễn gây ra rủi ro lớn nhất cho kinh tế thế giới, và thảo luận về sự bất ổn tài chính ở Mỹ. Mỹ cũng sẽ được cảnh báo rằng nếu nước này không sớm giải quyết các vấn đề tài chính, đà phục hồi còn mong manh của kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Mỹ sẽ khó giữ vững.
Châu Âu hiện đang bị kẹp giữa một bên là khủng hoảng nợ, một bên là tăng trưởng kinh tế trì trệ. Các nhà lãnh đạo khu vực đã đưa ra các biện pháp nhằm làm dịu bớt mối lo ngại về những mức nợ công cao và các ngân hàng yếu kém.
Dù vậy, sáu nền kinh tế ở khu bất đồng về mức cắt giảm chi tiêu và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng đang khiến cho việc đạt được một giải pháp trở nên phức tạp. Những đề xuất về việc củng cố hệ thống tài chính châu Âu bằng cách trao quyền giám sát các ngân hàng khu vực cho Ngân hàng Trung ương châu Âu và bảo hiểm tiền gửi đã vấp phải các trở ngại, mà một trong số đó đến từ phía Đức.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo sự thất bại của châu Âu trong việc vực dậy hệ thống ngân hàng cũng như tăng cường sự kết nối giữa các nền kinh tế sẽ khiến triển vọng kinh tế của khu vực trở nên mờ mịt hơn. IMF dự báo kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro sẽ giảm 0,4% trong năm nay và tăng trưởng chỉ 0,2% trong năm tới.
Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn trầy trật trên con đường phục hồi, với mức tăng trưởng chỉ đạt 1,3% trong quý 2 vừa qua.
IMF dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm nay và 2,1% trong năm tới. Mỹ vẫn có nguy cơ va phải "vách đá tài chính" vào đầu năm 2013, nếu Quốc hội không loại bỏ được những bất đồng trong về vấn đề ngân sách, dẫn tới việc tự động tăng thuế và cắt giảm chi tiêu. Nếu điều này xảy ra, kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 9,1%, thay vì 7,8% như hiện nay.
Tham dự cuộc họp diễn ra bên lề hội nghị thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Tokyo này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner có thể cam đoan với những người đồng nhiệm rằng chính phủ nước này sẽ dốc sức giúp Quốc hội đạt được một thỏa thuận nhằm tránh để khả năng xấu nhất xảy ra.
Trong lúc Nhật Bản tỏ ý quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực của việc đồng yen tăng giá đối với nền kinh tế trong nước. Có tin các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào sau cuộc hội đàm không chính thức này.
Khi các nước phát triển đang đối mặt với rủi ro suy thoái lớn hơn, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác cũng khó tránh những tác động. Là động lực cho tăng trưởng kinh tế của châu Á cũng như toàn cầu, song tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm là 7,6% trong quý 2.
IMF dự báo nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil trong năm nay sẽ lần lượt đạt 7,8%, 2,2%, 4,9% và 1,5%.
Lưu tâm đến những mối đe dọa đó, IMF mới đây đã lại hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, cảnh báo những nhận định mới đưa ra có thể là quá lạc quan nếu châu Âu và Mỹ không sớm giải quyết được những vấn đề của mình./.
Các nhà lãnh đạo Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) - gồm Anh, Đức, Pháp, Italy, Mỹ, Canada và Nhật Bản - được trông đợi sẽ tránh những bất đồng để không gây ra sự hoang mang cho các thị trường tài chính, và kêu gọi các nước hành động mau lẹ để tránh một thảm họa toàn cầu.
Cuộc họp tập trung vào vấn đề châu Âu, nơi cuộc khủng hoảng nợ vẫn tiếp diễn gây ra rủi ro lớn nhất cho kinh tế thế giới, và thảo luận về sự bất ổn tài chính ở Mỹ. Mỹ cũng sẽ được cảnh báo rằng nếu nước này không sớm giải quyết các vấn đề tài chính, đà phục hồi còn mong manh của kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Mỹ sẽ khó giữ vững.
Châu Âu hiện đang bị kẹp giữa một bên là khủng hoảng nợ, một bên là tăng trưởng kinh tế trì trệ. Các nhà lãnh đạo khu vực đã đưa ra các biện pháp nhằm làm dịu bớt mối lo ngại về những mức nợ công cao và các ngân hàng yếu kém.
Dù vậy, sáu nền kinh tế ở khu bất đồng về mức cắt giảm chi tiêu và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng đang khiến cho việc đạt được một giải pháp trở nên phức tạp. Những đề xuất về việc củng cố hệ thống tài chính châu Âu bằng cách trao quyền giám sát các ngân hàng khu vực cho Ngân hàng Trung ương châu Âu và bảo hiểm tiền gửi đã vấp phải các trở ngại, mà một trong số đó đến từ phía Đức.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo sự thất bại của châu Âu trong việc vực dậy hệ thống ngân hàng cũng như tăng cường sự kết nối giữa các nền kinh tế sẽ khiến triển vọng kinh tế của khu vực trở nên mờ mịt hơn. IMF dự báo kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro sẽ giảm 0,4% trong năm nay và tăng trưởng chỉ 0,2% trong năm tới.
Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn trầy trật trên con đường phục hồi, với mức tăng trưởng chỉ đạt 1,3% trong quý 2 vừa qua.
IMF dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm nay và 2,1% trong năm tới. Mỹ vẫn có nguy cơ va phải "vách đá tài chính" vào đầu năm 2013, nếu Quốc hội không loại bỏ được những bất đồng trong về vấn đề ngân sách, dẫn tới việc tự động tăng thuế và cắt giảm chi tiêu. Nếu điều này xảy ra, kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 9,1%, thay vì 7,8% như hiện nay.
Tham dự cuộc họp diễn ra bên lề hội nghị thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Tokyo này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner có thể cam đoan với những người đồng nhiệm rằng chính phủ nước này sẽ dốc sức giúp Quốc hội đạt được một thỏa thuận nhằm tránh để khả năng xấu nhất xảy ra.
Trong lúc Nhật Bản tỏ ý quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực của việc đồng yen tăng giá đối với nền kinh tế trong nước. Có tin các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào sau cuộc hội đàm không chính thức này.
Khi các nước phát triển đang đối mặt với rủi ro suy thoái lớn hơn, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác cũng khó tránh những tác động. Là động lực cho tăng trưởng kinh tế của châu Á cũng như toàn cầu, song tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm là 7,6% trong quý 2.
IMF dự báo nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil trong năm nay sẽ lần lượt đạt 7,8%, 2,2%, 4,9% và 1,5%.
Lưu tâm đến những mối đe dọa đó, IMF mới đây đã lại hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, cảnh báo những nhận định mới đưa ra có thể là quá lạc quan nếu châu Âu và Mỹ không sớm giải quyết được những vấn đề của mình./.
Lê Minh (TTXVN)