Là anh em song sinh với cầu Long Biên nhưng ga Hàng Cỏ lại ít được biết đến như một chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội.
Ga Hàng Cỏ - nhà ga cổ xưa nhất Việt Nam hơn 100 năm qua đã chứng kiến biết bao cuộc máu lửa bi hùng, những thăng trầm cũng như tinh thần chiến đấu quả cảm của những công nhân hỏa xa để giữ vững đầu mối giao thông huyết mạch, đem lại sự bình yên trên sân ga ngày hôm nay...
Năm 1902, ga Hàng Cỏ được khánh thành và đưa vào khai thác cùng với cầu Long Biên. Người Pháp xây dựng công trình này nhằm kiến thiết cơ sở hạ tầng ở Đông Dương, phục vụ ý đồ khai thác thuộc địa. Một nhà ga xe lửa hiện đại với những con tàu chạy trên đường sắt lần đầu tiên đã hiện diện ở Hà Nội.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ga Hàng Cỏ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình phát triển của ngành đường sắt Việt Nam.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, công nhân nhà ga đã đấu tranh không vận chuyển vũ khí, đạn dược, quân lính đi đàn áp các nơi.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ga Hàng Cỏ đã đón tiễn và lập hàng nghìn đoàn tàu chở trên 20 triệu lượt hành khách, xếp dỡ trên 10 triệu tấn hàng hóa, chủ yếu là vũ khí, khí tài và bộ đội cho tiền tuyến, góp công sức vào chiến công chung cùng quân dân Thủ đô Hà Nội và cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Lịch sử hào hùng của ga Hàng Cỏ xưa đã được ga Hà Nội ngày nay tiếp tục kế thừa và phát huy trong thời kỳ đổi mới, gắn liền quá khứ với hiện tại và tương lai bằng sợi dây lịch sử hơn 1 thế kỷ xây dựng, trưởng thành và phát triển.
Sau khi miền Nam giải phóng, ngành đường sắt đã khẩn trương khôi phục lại các tuyến đường sắt, đặc biệt là tuyến đường sắt Thống Nhất nối liền Thủ đô Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 31/12/1976, sau nhiều năm gián đoạn, hai đoàn tàu Thống Nhất cùng xuất phát từ hai ga Hàng Cỏ và Sài Gòn đã khai thông tuyến đường sắt Bắc-Nam trong niềm xúc động, phấn khởi của đồng bào cả nước.
Năm 1975, ga Hàng Cỏ được đổi tên thành ga Hà Nội, cùng với việc xây dựng ga Giáp Bát để vận chuyển hàng hóa, ga Hà Nội trở thành ga vận chuyển hành khách lớn nhất cả nước.
Từ năm 1989 đến 2003, nhà ga được đầu tư, cải tạo, nâng cấp tạo đột phá trong khâu phục vụ hành khách.
Đặc biệt từ năm 2003 trở lại đây, ga Hà Nội trực thuộc Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội đạt được thành tích đáng tự hào, sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng cả về sản lượng và doanh thu với tỷ lệ bình quân trên 10% một năm, trong đó doanh thu chiếm tỷ trọng 1/5 của cả ngành và 1/2 của công ty.
Trưởng ga Hà Nội Vũ Đình Rậu cho biết, để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, ga đã áp dụng nhiều hình thức phục vụ thuận lợi cho khách như đăng ký mua vé qua điện thoại, đưa vé đến tận nhà, tổ chức mạng lưới đại lý bán vé ở địa phương xa ga, chuyên chở hành lý đến tận nhà...
Cùng với sự phát triển đi lên của Thủ đô, theo quy hoạch của ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong tương lai không xa, chính trên mảnh đất lịch sử này, một ga Hà Nội mới trên cao sẽ được xây dựng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, trở thành một tổ hợp giao thông - thương mại - văn hóa của Thủ đô và cả nước.
Nhà ga sẽ là một trung tâm kết nối giao thông đường sắt quốc gia, liên vận quốc tế, giao thông đô thị của Hà Nội.
Khi đó ga Hà Nội mới sẽ xứng đáng là ga Thủ đô của một đất nước đang phát triển và ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới./.
Ga Hàng Cỏ - nhà ga cổ xưa nhất Việt Nam hơn 100 năm qua đã chứng kiến biết bao cuộc máu lửa bi hùng, những thăng trầm cũng như tinh thần chiến đấu quả cảm của những công nhân hỏa xa để giữ vững đầu mối giao thông huyết mạch, đem lại sự bình yên trên sân ga ngày hôm nay...
Năm 1902, ga Hàng Cỏ được khánh thành và đưa vào khai thác cùng với cầu Long Biên. Người Pháp xây dựng công trình này nhằm kiến thiết cơ sở hạ tầng ở Đông Dương, phục vụ ý đồ khai thác thuộc địa. Một nhà ga xe lửa hiện đại với những con tàu chạy trên đường sắt lần đầu tiên đã hiện diện ở Hà Nội.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ga Hàng Cỏ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình phát triển của ngành đường sắt Việt Nam.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, công nhân nhà ga đã đấu tranh không vận chuyển vũ khí, đạn dược, quân lính đi đàn áp các nơi.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ga Hàng Cỏ đã đón tiễn và lập hàng nghìn đoàn tàu chở trên 20 triệu lượt hành khách, xếp dỡ trên 10 triệu tấn hàng hóa, chủ yếu là vũ khí, khí tài và bộ đội cho tiền tuyến, góp công sức vào chiến công chung cùng quân dân Thủ đô Hà Nội và cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Lịch sử hào hùng của ga Hàng Cỏ xưa đã được ga Hà Nội ngày nay tiếp tục kế thừa và phát huy trong thời kỳ đổi mới, gắn liền quá khứ với hiện tại và tương lai bằng sợi dây lịch sử hơn 1 thế kỷ xây dựng, trưởng thành và phát triển.
Sau khi miền Nam giải phóng, ngành đường sắt đã khẩn trương khôi phục lại các tuyến đường sắt, đặc biệt là tuyến đường sắt Thống Nhất nối liền Thủ đô Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 31/12/1976, sau nhiều năm gián đoạn, hai đoàn tàu Thống Nhất cùng xuất phát từ hai ga Hàng Cỏ và Sài Gòn đã khai thông tuyến đường sắt Bắc-Nam trong niềm xúc động, phấn khởi của đồng bào cả nước.
Năm 1975, ga Hàng Cỏ được đổi tên thành ga Hà Nội, cùng với việc xây dựng ga Giáp Bát để vận chuyển hàng hóa, ga Hà Nội trở thành ga vận chuyển hành khách lớn nhất cả nước.
Từ năm 1989 đến 2003, nhà ga được đầu tư, cải tạo, nâng cấp tạo đột phá trong khâu phục vụ hành khách.
Đặc biệt từ năm 2003 trở lại đây, ga Hà Nội trực thuộc Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội đạt được thành tích đáng tự hào, sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng cả về sản lượng và doanh thu với tỷ lệ bình quân trên 10% một năm, trong đó doanh thu chiếm tỷ trọng 1/5 của cả ngành và 1/2 của công ty.
Trưởng ga Hà Nội Vũ Đình Rậu cho biết, để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, ga đã áp dụng nhiều hình thức phục vụ thuận lợi cho khách như đăng ký mua vé qua điện thoại, đưa vé đến tận nhà, tổ chức mạng lưới đại lý bán vé ở địa phương xa ga, chuyên chở hành lý đến tận nhà...
Cùng với sự phát triển đi lên của Thủ đô, theo quy hoạch của ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong tương lai không xa, chính trên mảnh đất lịch sử này, một ga Hà Nội mới trên cao sẽ được xây dựng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, trở thành một tổ hợp giao thông - thương mại - văn hóa của Thủ đô và cả nước.
Nhà ga sẽ là một trung tâm kết nối giao thông đường sắt quốc gia, liên vận quốc tế, giao thông đô thị của Hà Nội.
Khi đó ga Hà Nội mới sẽ xứng đáng là ga Thủ đô của một đất nước đang phát triển và ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới./.
Tuyết Mai (Vietnam+)