Các thị trường chứng khoán châu Á mở cửa phiên cuối tuần 12/7 với các gam màu xanh, đỏ đan xen sau phiên thăng hoa ngoạn mục đêm trước trên các thị trường châu Âu và Mỹ.
Tâm lý hứng khởi trước tín hiệu phát đi từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về sự cần thiết phải duy trì chương trình nới lỏng tiền tệ hiện hành đã đẩy thị trường đi lên, song động thái tăng cường bán ra chốt lãi của giới đầu tư lại kéo lùi đà tăng khiến các thị trường diễn biến trái chiều.
Mở cửa phiên 12/7, chứng khoán Tokyo tăng 0,39%; Seoul giảm 0,57%, Sydney tăng 0,66%; Hong Kong và Thượng Hải giảm lần lượt 0,23% và 0,30%.
Sự đảo chiều đi xuống của hai thị trường này sau phiên tăng khá mạnh hôm trước chủ yếu là do nhà đầu tư tranh thủ bán ra cổ phiếu để chốt lời.
Tâm lý thị trường khá tích cực nhờ niềm tin đang ngày càng tăng lên về khả năng Chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp kích thích để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng đang chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đêm trước (11/7) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall tăng mạnh, chinh phục các mức đỉnh cao mới sau cam kết của Chủ tịch Fed tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ thêm một thời gian nữa, cho đến khi nào thị trường việc làm thực sự được cải thiện vững chắc.
Chốt phiên này, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó chỉ số công nghiệp Dow Jones vọt thêm 169,26 điểm (1,11%) lên 15.460,92 điểm - cao hơn mức đỉnh được lập trước đó vào ngày 28/5 là 15.409,39 điểm; chỉ số Standard & Poor's 500 tăng 22,40 điểm, hay 1,36%, lên 1.669,16 điểm - cao hơn mức kỷ lục cũ được lập vào ngày 21/5 là 1.669,16 điểm. Tương tự, Nasdaq Composite tăng 57,55 điểm (1,63%) lên 3.578,30 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 9/2000.
Cùng ngày 11/7 tại châu Âu, các sàn chứng khoán cũng đồng loạt đi lên, hòa cùng xu hướng khởi sắc của chứng khoán Mỹ và châu Á.
Đóng cửa phiên này, FTSE 100 của Anh tăng 0,76% lên 6.554,65 điểm; DAX 30 của Đức tiến 1,21% lên 8.163,74 điểm và CAC 40 của Pháp nhích 0,68% lên 3.866,87 điểm./.
Tâm lý hứng khởi trước tín hiệu phát đi từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về sự cần thiết phải duy trì chương trình nới lỏng tiền tệ hiện hành đã đẩy thị trường đi lên, song động thái tăng cường bán ra chốt lãi của giới đầu tư lại kéo lùi đà tăng khiến các thị trường diễn biến trái chiều.
Mở cửa phiên 12/7, chứng khoán Tokyo tăng 0,39%; Seoul giảm 0,57%, Sydney tăng 0,66%; Hong Kong và Thượng Hải giảm lần lượt 0,23% và 0,30%.
Sự đảo chiều đi xuống của hai thị trường này sau phiên tăng khá mạnh hôm trước chủ yếu là do nhà đầu tư tranh thủ bán ra cổ phiếu để chốt lời.
Tâm lý thị trường khá tích cực nhờ niềm tin đang ngày càng tăng lên về khả năng Chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp kích thích để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng đang chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đêm trước (11/7) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall tăng mạnh, chinh phục các mức đỉnh cao mới sau cam kết của Chủ tịch Fed tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ thêm một thời gian nữa, cho đến khi nào thị trường việc làm thực sự được cải thiện vững chắc.
Chốt phiên này, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó chỉ số công nghiệp Dow Jones vọt thêm 169,26 điểm (1,11%) lên 15.460,92 điểm - cao hơn mức đỉnh được lập trước đó vào ngày 28/5 là 15.409,39 điểm; chỉ số Standard & Poor's 500 tăng 22,40 điểm, hay 1,36%, lên 1.669,16 điểm - cao hơn mức kỷ lục cũ được lập vào ngày 21/5 là 1.669,16 điểm. Tương tự, Nasdaq Composite tăng 57,55 điểm (1,63%) lên 3.578,30 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 9/2000.
Cùng ngày 11/7 tại châu Âu, các sàn chứng khoán cũng đồng loạt đi lên, hòa cùng xu hướng khởi sắc của chứng khoán Mỹ và châu Á.
Đóng cửa phiên này, FTSE 100 của Anh tăng 0,76% lên 6.554,65 điểm; DAX 30 của Đức tiến 1,21% lên 8.163,74 điểm và CAC 40 của Pháp nhích 0,68% lên 3.866,87 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)