Tỉnh Đắk Lắk đã đầu tư trên 48,8 tỷ đồng để thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy di sản-không gian văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2012-2015, tăng hơn tám lần so với giai đoạn 2007-2010.
Đây cũng là địa phương đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên có đề án, nghị quyết chuyên đề về việc đầu tư bảo tồn, phát huy di sản-không gian văn hóa cồng chiêng.
Với tổng nguồn vốn trên, tỉnh tổ chức mở các lớp dạy đánh cồng chiêng cho con em đồng bào các dân tộc bản địa; chọn mỗi huyện, thị xã, thành phố một buôn để bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng.
Tỉnh cũng hỗ trợ nguồn kinh phí nhất định cho một số đội chiêng (mỗi huyện, thị xã, thành phố chọn ba đội chiêng của ba buôn) truyền thống có thành tích trong công tác bảo tồn, phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc bản địa gắn với môi trường diễn xướng văn hoá cồng chiêng.
Tỉnh tổ chức giao lưu văn hóa cồng chiêng giữa các buôn làng trong cộng đồng, thống kê, sưu tầm, lưu giữ các bài chiêng trong các nghi lễ vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp của đồng bào các dân tộc bản địa bằng các phương tiện hiện đại.
Đồng thời, tỉnh cũng xuất bản sách, đĩa CD về kết quả bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng để phát hành sâu rộng trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh...
Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện chỉ còn 2.307 bộ chiêng đủ; trong đó đồng bào dân tộc Êđê có 2.064 bộ, dân tộc M’nông có 164 bộ, dân tộc J’rai 62 bộ, số bộ chiêng còn lại là của đồng bào Sê Đăng, Bru-Vân Kiều; giảm 2.000 bộ so với năm 1993.
Tỉnh cũng có trên 3.855 nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng, trong đó có 330 đội chiêng trẻ là con em của đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa./.
Đây cũng là địa phương đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên có đề án, nghị quyết chuyên đề về việc đầu tư bảo tồn, phát huy di sản-không gian văn hóa cồng chiêng.
Với tổng nguồn vốn trên, tỉnh tổ chức mở các lớp dạy đánh cồng chiêng cho con em đồng bào các dân tộc bản địa; chọn mỗi huyện, thị xã, thành phố một buôn để bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng.
Tỉnh cũng hỗ trợ nguồn kinh phí nhất định cho một số đội chiêng (mỗi huyện, thị xã, thành phố chọn ba đội chiêng của ba buôn) truyền thống có thành tích trong công tác bảo tồn, phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc bản địa gắn với môi trường diễn xướng văn hoá cồng chiêng.
Tỉnh tổ chức giao lưu văn hóa cồng chiêng giữa các buôn làng trong cộng đồng, thống kê, sưu tầm, lưu giữ các bài chiêng trong các nghi lễ vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp của đồng bào các dân tộc bản địa bằng các phương tiện hiện đại.
Đồng thời, tỉnh cũng xuất bản sách, đĩa CD về kết quả bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng để phát hành sâu rộng trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh...
Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện chỉ còn 2.307 bộ chiêng đủ; trong đó đồng bào dân tộc Êđê có 2.064 bộ, dân tộc M’nông có 164 bộ, dân tộc J’rai 62 bộ, số bộ chiêng còn lại là của đồng bào Sê Đăng, Bru-Vân Kiều; giảm 2.000 bộ so với năm 1993.
Tỉnh cũng có trên 3.855 nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng, trong đó có 330 đội chiêng trẻ là con em của đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa./.
Quang Huy (TTXVN)