Liên hoan trà Quốc tế lấn thứ nhất Thái Nguyên-Việt Nam 2011, khai mạc tối 12/11, tại khu du lịch hồ Núi Cốc, với sự tham gia của 30 doanh nghiệp chè của Hiệp hội chè Việt Nam; 25 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh chè, 50 làng nghề truyền thống của Thái Nguyên và một số doanh nghiệp nước ngoài.
Tại liên hoan đã trưng bày những sản phẩm chè độc đáo nhất, trình diễn các phương thức sản xuất chè truyền thống, giới thiệu tinh hoa văn hóa trà và văn hóa dân tộc truyền thống…
Đây là cơ hội cho các nhà sản xuất, nhà chế biến, xuất nhập khẩu, người tiêu dùng, nhà khoa học gặp gỡ, giao lưu, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh và phương hướng phát triển cây chè và sản phẩm trà Việt Nam; đồng thời tìm kiếm những cơ hội hợp tác kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh gắn với xây dựng và quảng bá thương hiệu trà Việt Nam.
Hiện nay, cây chè của Việt Nam đã được phát triển ở 34 tỉnh, thành phố với diện tích trên 130.000ha. Nhiều vùng sản xuất chè tập trung gắn với công nghiệp chế biến với các sản phẩm trà nổi tiếng đã được hình thành ở Thái Nguyên, Lâm Đồng, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La…
Sản phẩm trà ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng lên, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu tới 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2010 đã xuất khẩu trên 135.000 tấn, kim ngạch đạt gần 200 triệu USD.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những thành tựu to lớn mà ngành chè Việt Nam đã đạt được và sự nỗ lực phấn đấu của các bộ ngành chức năng, các địa phương trồng chè, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, đặc biệt là tinh thần vượt khó, cần cù, sáng tạo của hàng triệu nông dân, lao động - những người trực tiếp trồng, chế biến và kinh doanh chè Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất kinh doanh chè của Việt Nam còn rất rộng lớn. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành chè Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn thách thức cùng với những hạn chế yếu kém cần quan tâm khắc phục. Trong đó, nổi lên là việc áp dụng kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất và chế biến chè còn chậm; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, chưa có nhiều thương hiệu trà nổi tiếng. Đời sống của nhiều người trồng chè còn không ít khó khăn.
Nhằm đưa ngành chè Việt Nam phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành, các địa phương cùng với việc phát triển chè theo quy hoạch, phải đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất; bố trí lại cơ cấu giống chè phù hợp với từng vùng và thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng chè, phấn đấu đưa sản lượng chè búp tươi đạt trên 1 triệu tấn/năm.
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, khẩn trương cơ cấu lại và đa dạng hóa sản phẩm trà; tập trung đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, các địa phương cần chú trọng phát triển các loại trà đặc sản truyền thống, các làng nghề gắn với du lịch, tôn vinh các nghệ nhân, các danh trà.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các địa phương tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định; tăng thu nhập cho người làm chè; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người trồng chè, các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với ngành chè, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm...
Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định thương hiệu chè Việt; phấn đấu trong vòng 5 năm tới, giá chè xuất khẩu của Việt Nam ngang bằng giá bình quân thế giới, nâng kim ngạch xuất khẩu gấp 2-3 lần so với hiện nay, Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tựu to lớn đã đạt được, nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hơn nữa vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020, xứng đáng là một trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc./.
Tại liên hoan đã trưng bày những sản phẩm chè độc đáo nhất, trình diễn các phương thức sản xuất chè truyền thống, giới thiệu tinh hoa văn hóa trà và văn hóa dân tộc truyền thống…
Đây là cơ hội cho các nhà sản xuất, nhà chế biến, xuất nhập khẩu, người tiêu dùng, nhà khoa học gặp gỡ, giao lưu, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh và phương hướng phát triển cây chè và sản phẩm trà Việt Nam; đồng thời tìm kiếm những cơ hội hợp tác kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh gắn với xây dựng và quảng bá thương hiệu trà Việt Nam.
Hiện nay, cây chè của Việt Nam đã được phát triển ở 34 tỉnh, thành phố với diện tích trên 130.000ha. Nhiều vùng sản xuất chè tập trung gắn với công nghiệp chế biến với các sản phẩm trà nổi tiếng đã được hình thành ở Thái Nguyên, Lâm Đồng, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La…
Sản phẩm trà ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng lên, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu tới 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2010 đã xuất khẩu trên 135.000 tấn, kim ngạch đạt gần 200 triệu USD.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những thành tựu to lớn mà ngành chè Việt Nam đã đạt được và sự nỗ lực phấn đấu của các bộ ngành chức năng, các địa phương trồng chè, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, đặc biệt là tinh thần vượt khó, cần cù, sáng tạo của hàng triệu nông dân, lao động - những người trực tiếp trồng, chế biến và kinh doanh chè Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất kinh doanh chè của Việt Nam còn rất rộng lớn. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành chè Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn thách thức cùng với những hạn chế yếu kém cần quan tâm khắc phục. Trong đó, nổi lên là việc áp dụng kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất và chế biến chè còn chậm; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, chưa có nhiều thương hiệu trà nổi tiếng. Đời sống của nhiều người trồng chè còn không ít khó khăn.
Nhằm đưa ngành chè Việt Nam phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành, các địa phương cùng với việc phát triển chè theo quy hoạch, phải đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất; bố trí lại cơ cấu giống chè phù hợp với từng vùng và thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng chè, phấn đấu đưa sản lượng chè búp tươi đạt trên 1 triệu tấn/năm.
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, khẩn trương cơ cấu lại và đa dạng hóa sản phẩm trà; tập trung đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, các địa phương cần chú trọng phát triển các loại trà đặc sản truyền thống, các làng nghề gắn với du lịch, tôn vinh các nghệ nhân, các danh trà.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các địa phương tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định; tăng thu nhập cho người làm chè; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người trồng chè, các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với ngành chè, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm...
Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định thương hiệu chè Việt; phấn đấu trong vòng 5 năm tới, giá chè xuất khẩu của Việt Nam ngang bằng giá bình quân thế giới, nâng kim ngạch xuất khẩu gấp 2-3 lần so với hiện nay, Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tựu to lớn đã đạt được, nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hơn nữa vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020, xứng đáng là một trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)