Để xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà (Yên Bái), hơn 40 năm về trước đã có hàng ngàn hộ dân trong vùng bỏ cửa nhà, ruộng nương đến nơi ở mới nhường đất cho công trình. Thế nhưng, đến hôm nay vẫn còn không ít hộ dân vẫn âm thầm chịu đựng để chờ điện lưới quốc gia, mặc dù họ ở ngay cạnh hồ của Nhà máy Thủy điện Thác Bà.
Đã hơn 40 năm nay ông Lê Thế Hưng 73 tuổi, ở thôn Ngòi Ngần, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình định cư ở thôn này để nhường đất cho công trình Thủy điện Thác Bà. Cũng từng ấy năm gia đình ông thắp đèn dầu mỏi mòn chờ điện lưới quốc gia.
Tiếp xúc với chúng tôi ông Hưng cho biết xưa kia gia đình ông lập nghiệp An Dương nay đã chìm trong lòng hồ thủy điện Thác Bà. Con cái ông được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất màu mỡ, trù phú ấy. Sau khi có chủ trương của Đảng, gia đình ông đã đến định cư tại nơi ở mới để xây dựng công trình Thuỷ điện Thác Bà, tạo nguồn năng lượng quốc gia. Lưu luyến, tiếc rẻ lắm nhưng gia đình ông cùng 11 hộ dân khác tiên phong đến thôn Ngòi Ngần mở đất khai hoang lập nghiệp, trong đó có 2 hộ người Kinh, còn lại là người Dao. Hiện thôn này đã "sinh sôi" được 116 hộ, hầu hết là đồng bào Dao.
Mỏi mòn chờ điện lưới quốc gia nhưng không được, đến năm 1994, nhà ông Hưng đã "tự sản xuất" ra điện bằng việc mua máy thủy điện nhỏ, nhưng rồi do nguồn sinh thủy cạn kiệt, nước ở dòng chảy ngòi Ngần lúc có lúc không nên điện do gia đình ông "tự sản xuất" cũng đành phải bỏ.
Không chỉ gia đình ông Hưng, trong thôn Ngòi Ngần còn có 10 máy thủy điện nhỏ khác cũng phải để ở nhà vì trên dòng nước của ngòi Ngần và khe Long Mạnh chảy ra hồ Thác Bà hiện cũng không còn nước để phát điện.
Không cam chịu cảnh đèn dầu, người con trai cả của ông Hưng là Lê Thế Môn đã tận dụng máy phát điện làm kem để phát điện phục vụ sinh hoạt cho 5 gia đình anh em, họ hàng. Hàng tuần họ luân phiên nhau xách can đi mua dầu đổ vào chạy máy song chỉ dùng vào giờ cao điểm để ăn cơm cho đỡ nóng hoặc cố để xem hết chương trình thời sự của VTV là ngừng phát điện.
Bình quân mỗi ngày được khoảng 3 tiếng có điện mà mỗi hộ cũng mất đến 300.000 đồng/tháng. Hết giờ phát điện, ông Hưng đành thắp đèn dầu hoặc dùng đèn pin nạp để đi lại trong nhà rồi đi ngủ sớm. Còn một số hộ khác đã đầu tư mua "công nghệ" kích điện nguồn ắcquy. Dùng tiết kiệm song mấy hôm lại phải khiêng đi nạp cũng vất vả lắm. Mà không phải nhà nào cũng có tiền để mua ắcquy vì Ngòi Ngần còn trên 90% số hộ nghèo và nằm trong số 6 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã Bảo Ái.
Theo báo cáo của xã Bảo Ái, hiện toàn xã có 16 thôn nhưng còn tới 5 thôn chưa có điện lưới quốc gia. Phần lớn đều là những thôn đặc biệt khó khăn với đa phần là đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó 2 thôn Ngòi Ngần và Vĩnh An hoàn toàn chưa có điện. Ở các thôn khác gồm thôn Ngòi Kè còn gần năm chục hộ, thôn Ngòi Nhầu chừng ba chục hộ không biết đến điện lưới quốc gia. Như vậy, Bảo Ái có không dưới 200 hộ đang mong mỏi chờ điện từng ngày.
Trước thực trạng này, chính quyền địa phương và nhân dân trong thôn đã có nhiều ý kiến kiến nghị với Nhà nước thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, để được đầu tư đưa điện về cho nhân dân. Qua đó, cũng đã có một vài cuộc khảo sát, xem xét địa bàn nhưng đến bao giờ người dân nơi đây được dùng điện quốc gia là bài toán chưa có lời giải. Hiện vẫn chưa có chương trình dự án nào đầu tư kéo điện vào cho người dân ở các thôn chưa có điện của xã.
Không biết đến khi nào ước mơ thật giản dị, chính đáng của người dân ở đây là có điện lưới quốc gia, mặc dù không ít người trong số họ đã tự nguyện bỏ cửa nhà đến nơi ở mới, để Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà nhanh chóng hoàn thành và đi vào hoạt động trên 40 năm nay./.
Đã hơn 40 năm nay ông Lê Thế Hưng 73 tuổi, ở thôn Ngòi Ngần, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình định cư ở thôn này để nhường đất cho công trình Thủy điện Thác Bà. Cũng từng ấy năm gia đình ông thắp đèn dầu mỏi mòn chờ điện lưới quốc gia.
Tiếp xúc với chúng tôi ông Hưng cho biết xưa kia gia đình ông lập nghiệp An Dương nay đã chìm trong lòng hồ thủy điện Thác Bà. Con cái ông được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất màu mỡ, trù phú ấy. Sau khi có chủ trương của Đảng, gia đình ông đã đến định cư tại nơi ở mới để xây dựng công trình Thuỷ điện Thác Bà, tạo nguồn năng lượng quốc gia. Lưu luyến, tiếc rẻ lắm nhưng gia đình ông cùng 11 hộ dân khác tiên phong đến thôn Ngòi Ngần mở đất khai hoang lập nghiệp, trong đó có 2 hộ người Kinh, còn lại là người Dao. Hiện thôn này đã "sinh sôi" được 116 hộ, hầu hết là đồng bào Dao.
Mỏi mòn chờ điện lưới quốc gia nhưng không được, đến năm 1994, nhà ông Hưng đã "tự sản xuất" ra điện bằng việc mua máy thủy điện nhỏ, nhưng rồi do nguồn sinh thủy cạn kiệt, nước ở dòng chảy ngòi Ngần lúc có lúc không nên điện do gia đình ông "tự sản xuất" cũng đành phải bỏ.
Không chỉ gia đình ông Hưng, trong thôn Ngòi Ngần còn có 10 máy thủy điện nhỏ khác cũng phải để ở nhà vì trên dòng nước của ngòi Ngần và khe Long Mạnh chảy ra hồ Thác Bà hiện cũng không còn nước để phát điện.
Không cam chịu cảnh đèn dầu, người con trai cả của ông Hưng là Lê Thế Môn đã tận dụng máy phát điện làm kem để phát điện phục vụ sinh hoạt cho 5 gia đình anh em, họ hàng. Hàng tuần họ luân phiên nhau xách can đi mua dầu đổ vào chạy máy song chỉ dùng vào giờ cao điểm để ăn cơm cho đỡ nóng hoặc cố để xem hết chương trình thời sự của VTV là ngừng phát điện.
Bình quân mỗi ngày được khoảng 3 tiếng có điện mà mỗi hộ cũng mất đến 300.000 đồng/tháng. Hết giờ phát điện, ông Hưng đành thắp đèn dầu hoặc dùng đèn pin nạp để đi lại trong nhà rồi đi ngủ sớm. Còn một số hộ khác đã đầu tư mua "công nghệ" kích điện nguồn ắcquy. Dùng tiết kiệm song mấy hôm lại phải khiêng đi nạp cũng vất vả lắm. Mà không phải nhà nào cũng có tiền để mua ắcquy vì Ngòi Ngần còn trên 90% số hộ nghèo và nằm trong số 6 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã Bảo Ái.
Theo báo cáo của xã Bảo Ái, hiện toàn xã có 16 thôn nhưng còn tới 5 thôn chưa có điện lưới quốc gia. Phần lớn đều là những thôn đặc biệt khó khăn với đa phần là đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó 2 thôn Ngòi Ngần và Vĩnh An hoàn toàn chưa có điện. Ở các thôn khác gồm thôn Ngòi Kè còn gần năm chục hộ, thôn Ngòi Nhầu chừng ba chục hộ không biết đến điện lưới quốc gia. Như vậy, Bảo Ái có không dưới 200 hộ đang mong mỏi chờ điện từng ngày.
Trước thực trạng này, chính quyền địa phương và nhân dân trong thôn đã có nhiều ý kiến kiến nghị với Nhà nước thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, để được đầu tư đưa điện về cho nhân dân. Qua đó, cũng đã có một vài cuộc khảo sát, xem xét địa bàn nhưng đến bao giờ người dân nơi đây được dùng điện quốc gia là bài toán chưa có lời giải. Hiện vẫn chưa có chương trình dự án nào đầu tư kéo điện vào cho người dân ở các thôn chưa có điện của xã.
Không biết đến khi nào ước mơ thật giản dị, chính đáng của người dân ở đây là có điện lưới quốc gia, mặc dù không ít người trong số họ đã tự nguyện bỏ cửa nhà đến nơi ở mới, để Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà nhanh chóng hoàn thành và đi vào hoạt động trên 40 năm nay./.
Đức Tưởng (TTXVN)